Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô

Việt Nam nằm trong danh sách các nước phải đối mặt với bão lũ nguy hiểm chưa từng có một khi các rạn san hô biến mất, theo nghiên cứu mới đây.

Sự biến mất các rạn san hô trên thế giới có thể khiến lũ lụt tại vùng duyên hải trở nên nguy hiểm gấp đôi, đồng thời tăng gấp 3 sức phá hủy của các cơn bão.

Theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications, cùng với các nguy cơ như mực nước biển dâng và ấm lên toàn cầu, sự biến mất của các rạn san hô có thể khiến lũ lụt nguy hiểm hơn gấp 4 lần vào cuối thế kỷ 21.

Việt Nam đối mặt bão, lũ chưa từng có nếu mất rạn san hô
Sự biến mất các rạn san hô trên thế giới có thể khiến bão lũ nguy hiểm gấp 2-4 lần hiện nay - (Ảnh: phys.org).

Ngoài ra, thiếu sự chắn đỡ của các rạn san hô, một cơn bão cường độ lớn có thể trở nên nguy hiểm gấp đôi và gây thiệt hại lên tới hàng chục tỉ USD.

Cụ thể, các nhà khoa học tính toán lũ lụt tại các vùng duyên hải có thể gây thiệt hại gần 4 tỉ USD mỗi năm. Tuy nhiên, nếu các rạn san hô toàn cầu bị xói mòn khoảng 1m, con số thiệt hại có thể tăng gấp đôi lên 8 tỉ USD.

Các nước dễ bị tổn thương nhất bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Mexico và Cuba. Ngoài ra, Saudi Arabia, Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam cũng thuộc diện nguy hiểm.

Micheal Beck - chuyên gia tại Đại học California đồng thời cũng là người đứng đầu công trình nghiên cứu, cho biết các rạn san hô là những "rào cản tự nhiên" giúp giảm sức phá hủy của các cơn sóng lớn.

Do đó, khi các rào chắn này thu hẹp lại hay dần biến mất, nhiều khu vực duyên hải sẽ phải đối mặt với nguy cơ từ những trận lũ có sức tàn phá dữ dội chưa từng có.

Theo giới khoa học, nhiều diện tích trong tổng số 71.000km rạn san hô bờ biển trên toàn thế giới đang bị tàn phá do các hoạt động khai thác vùng duyên hải của con người. Bên cạnh đó, san hô cũng bị ảnh hưởng do nước biển ấm lên.

Trước đó, năm 2016, một đợt nhiệt độ nước biển tăng cao bất thường đã làm chết gần 30% rạn san hô Great Barrier của Úc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy

Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện có hàng chục căn bệnh khiến cho cơ thể hoặc dịch tiết ra từ cơ thể có mùi đặc biệt.

Đăng ngày: 15/06/2018
Băng ở Nam Cực biến mất 2700 tỷ tấn trong suốt 25 năm qua

Băng ở Nam Cực biến mất 2700 tỷ tấn trong suốt 25 năm qua

Theo nghiên cứu, lượng băng ở Nam Cực đang tan nhanh ở mức báo động, với khoảng 2.700 tỷ tấn băng biến mất trong 25 năm, từ 1992 đến 2017.

Đăng ngày: 15/06/2018
Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt

Núi lửa Hawaii phun ra cả mưa đá quý, người dân Hawaii tha hồ nhặt

Vụ phun trào núi lửa Kīlauea tại Hawaii đã gây ra vô vàn thiệt hại, và có vẻ Mẹ Thiên nhiên thấy đôi chút hối hận, tặng lại người dân nơi đây mấy viên tinh thể màu xanh lá, có tên là olivine, để làm quà.

Đăng ngày: 14/06/2018
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, đêm nay Hà Nội có mưa to

Hồi 07 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 240km về phía Tây Nam.

Đăng ngày: 14/06/2018
Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Thế giới sẽ khan hiếm rau xanh vì biến đổi khí hậu?

Nếu tình trạng Trái đất ấm lên vẫn tiếp diễn như xu hướng hiện nay, vào năm 2100, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 4 độ C, từ đó làm sụt giảm 31,5% sản lượng rau xanh trung bình trên thế giới.

Đăng ngày: 14/06/2018
8 núi lửa tiềm ẩn nguy hiểm nhất thế giới

8 núi lửa tiềm ẩn nguy hiểm nhất thế giới

Núi lửa Fuego phun trào đầu tháng 6 để lại thiệt hại nặng nề cho Guatemala. Tuy nhiên đây vẫn không phải núi lửa tiềm ẩn thảm họa kinh hoàng nhất thế giới.

Đăng ngày: 13/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News