Virus gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất

Xét nghiệm PCR bệnh phẩm ca tay chân miệng nặng, các bệnh viện ghi nhận chủng Enterovirus (EV71) nguy hiểm tái xuất hiện kể từ đợt bùng phát năm 2011.

Năm 2011, EV71 gây đợt bùng phát tay chân miệng tại TP HCM với nhiều trường hợp nặng và tử vong. Khi ấy, type phổ biến là C4. Năm 2018, số ca nặng giảm, chủ yếu là type B5. Còn năm nay, đại diện Sở Y tế cho biết đang tiếp tục phối hợp với OUCRU (Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford) giải trình tự gene virus xác định type gây bệnh nguy hiểm của EV71.

Đặc tính của EV71 là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao. Trẻ mắc tay chân miệng do virus EV71 có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh.

Virus gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất
Trường hợp nhiễm virus EV71, bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn.

Khi virus EV71 xâm nhập vào cơ thể, chúng thường khu trú ở niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột vùng hồi tràng. Sau 24 giờ, virus sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh, từ đây xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Từ nhiễm khuẩn huyết, virus đến niêm mạc miệng và da. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 3-7 ngày.

Bệnh khởi phát là sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (nướu răng, lưỡi, bên trong má), ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Trường hợp nhiễm virus EV71, bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, nhất là khi virus gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện bệnh viêm màng não điển hình.

Type EV71 không chỉ gây bệnh tay chân miệng mà còn có khả năng gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương như viêm màng não virus và hiếm hơn là các thể trầm trọng như viêm não hay liệt kiểu bại liệt.

Hiện tại, các bệnh viện đều thực hiện được xét nghiệm PCR chẩn đoán tác nhân gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế thì chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chỉ xét nghiệm tìm tác nhân đối với trường hợp nặng để phân biệt với các bệnh lý khác và nghiên cứu dịch tễ.

Đại diện Sở Y tế nhận định quan trọng là phát hiện sớm các dấu hiệu nặng để kịp thời nhập viện và điều trị. Do đó, Sở thành lập tổ chuyên gia hỗ trợ hội chẩn các trường hợp nặng và tổ chức kiểm tra tại quận, huyện về công tác phòng, chống dịch. Các bệnh viện chuyên khoa Nhi sẵn sàng trang thiết bị hồi sức trường hợp nặng như lọc máu, ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể), thuốc điều trị theo phác đồ.

Sở cũng đề nghị Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital và Gamma Globulin truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân nặng.

Các đội phản ứng nhanh và Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức khởi động phòng chống dịch trong cộng đồng, gia đình và trường học.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Một số trường hợp, bệnh diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

Rửa tay là biện pháp phòng chống quan trọng nhất. Vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ như nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng... để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Trẻ bệnh tay chân miệng cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run tay chân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu ăn có an toàn không?

Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu ăn có an toàn không?

Nhiều thông tin cho rằng, sử dụng giấy bạc trong chế biến thực phẩm có thể gây bệnh ung thư.

Đăng ngày: 02/06/2023
Càng ngủ nhiều tuổi thọ càng bị rút ngắn

Càng ngủ nhiều tuổi thọ càng bị rút ngắn

Thiếu ngủ chắc chắn sẽ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể. Nhưng ngủ nhiều cũng chưa chắc là điều tốt.

Đăng ngày: 01/06/2023
Một cách ăn nhiều người Việt khen ngon nức nở nhưng có thể khiến cơ thể phải gánh “họa”

Một cách ăn nhiều người Việt khen ngon nức nở nhưng có thể khiến cơ thể phải gánh “họa”

Đồ ăn sống, tái là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo cảnh báo của chuyên gia, cách ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Đăng ngày: 01/06/2023
Top 7 thực phẩm “trẻ hóa” mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu và phòng bệnh tim mạch

Top 7 thực phẩm “trẻ hóa” mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu và phòng bệnh tim mạch

Thực phẩm là con dao hai lưỡi với sức khỏe, quan trọng là ở cách lựa chọn. Khi lựa chọn đúng, chế độ ăn uống có thể giúp tuần máu tốt hơn, phòng bệnh tim mạch và nhiều bệnh tật khác.

Đăng ngày: 31/05/2023
Nam giới đi tiểu thế nào đúng khoa học?

Nam giới đi tiểu thế nào đúng khoa học?

Thói quen đi tiểu đứng ở nam giới (hay còn gọi là " tiểu đứng") đã hình thành ở đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phương thức này lại không đúng theo khoa học.

Đăng ngày: 31/05/2023
Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ cách kết hợp cà phê với 1 thứ để tăng lợi ích

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ cách kết hợp cà phê với 1 thứ để tăng lợi ích

Cà phê khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo ra hương vị đặc biệt, hạn chế được những nhược điểm và tăng công dụng.

Đăng ngày: 31/05/2023
Những lời khuyên

Những lời khuyên "dễ ngủ" không nên nghe theo trên Internet

Trái với suy nghĩ của nhiều người, nằm ngửa là tư thế ngủ tệ nhất. Mọi người nên ngủ sấp hoặc nghiêng sang một bên để không gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Đăng ngày: 30/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News