Vòi rồng lửa siêu hiếm xuất hiện trong trận cháy rừng ở Bắc California

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ đang điều tra về vòi rồng lửa siêu hiếm xuất phát từ vụ cháy khoảng 8.100 ha rừng ở hạt Lassen, California hôm 15/8.

Vụ cháy rừng bùng cháy dữ dội đã tạo ra một đám mây lửa khổng lồ hay vòi rồng lửa trên bầu trời, theo New York Times.

Chiều 15/8 (giờ địa phương), Cơ quan Thời tiết đã đưa ra cảnh báo vòi rồng lửa có thể được hình thành từ trận cháy rừng Loyalton ở các khu vực của hạt Lassen.

“Nó không giống như một vòi rồng điển hình. Trong trường hợp này, có đám cháy rừng lớn bùng phát tại cùng một địa điểm. Vì vậy, công tác xử lý phức tạp hơn nhiều”, Dawn Johnson, nhà khí tượng học tại Reno, Nevada, cho biết hôm 16/8.

Radar Doppler ghi được dấu hiệu của ít nhất 5 cơn lốc lửa nhưng cô Johnson cho biết cô không thể xác nhận tất cả chúng đều là vòi rồng lửa.


Vòi rồng lửa trong đám cháy rừng Loyalton ở California, Mỹ, hôm 15/8. (Ảnh: Reuters).

“Do có gió mạnh và khó khống chế được đám cháy, cảnh báo vòi rồng lửa đã được đưa ra để nâng cao nhận thức của người dân trong khu vực”.

Trận cháy rừng bắt đầu từ ngày 14/8 gần Loyalton, California. Đến ngày 16/5, chỉ 5% đám cháy được khống chế, theo Cục Lâm nghiệp Mỹ. Các cuộc sơ tán bắt buộc đã được thực hiện ở nhiều hạt của Bắc California.

Shane Snyder, nhà khí tượng học của Cơ quan Thời tiết ở Reno, cho biết cảnh báo vòi rồng lửa là điều bất thường với văn phòng của ông.

Các bức ảnh và video từ hiện trường cho thấy vòi rồng lửa hiện lên giữa các đám mây khói và thảm thực vật ở đó bị đốt cháy.

Ben Gelber, nhà khí tượng học lâu năm nói với kênh WCMH-TV ở Columbus, Ohio, rằng nhiều yếu tố phải kết hợp với nhau để hình thành vòi rồng lửa: gió hỗn loạn, địa hình không bằng phẳng và sức nóng cực lớn từ lửa khiến không khí bốc lên nhanh chóng.

Ông Gelber nhận định những cơn lốc lửa hiển thị trên radar Doppler phản ánh cường độ của những vòi rồng lửa. Khác với thông thường, các vòi rồng lửa hôm 15/8 chuyển động theo chiều kim đồng hồ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News