WHO bất ngờ thừa nhận bằng chứng lây qua không khí của Covid-19

Tổ chức Y tế giới (WHO) hôm 7/7 thừa nhận “những bằng chứng đang nổi lên” về sự lây truyền qua không khí của virus corona, sau khi một nhóm các nhà khoa học lên tiếng.

“Chúng tôi đang thảo luận về khả năng lây truyền qua không khí và khả năng sự lây truyền này là một trong những dạng truyền bệnh của Covid-19”, bà Maria Van Kerkhove - người đứng đầu đơn vị giải quyết các bệnh mới xuất hiện và bệnh lây từ thú sang người của WHO, cho biết trong cuộc họp báo hôm 7/7.

“Không thể loại trừ khả năng lây truyền qua đường không khí trong các môi trường công cộng - đặc biệt là trong các điều kiện cụ thể, đông đúc, khép kín, thông gió kém đã được mô tả”, bà Allegranzi cho biết.

“Tuy nhiên, các bằng chứng cần phải được thu thập và giải thích, và chúng tôi tiếp tục hỗ trợ việc này”.

WHO bất ngờ thừa nhận bằng chứng lây qua không khí của Covid-19
Người phụ trách vấn đề kỹ thuật về Covid-19 của WHO Maria Van Kerkhove trong cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva. (Ảnh: AFP).

WHO trước đó cho rằng virus gây bệnh đường hô hấp Covid-19 lan truyền chủ yếu qua những giọt bắn nhỏ phát ra từ mũi và miệng của người mắc bệnh và sẽ nhanh chóng rơi xuống đất.

Tuy nhiên, trong bức thư ngỏ tới tổ chức có trụ sở ở Geneva công bố hôm 6/7 trên tờ Clinical Infectious Diseases, 239 nhà khoa học tại 32 quốc gia đã vạch ra bằng chứng mà họ khẳng định cho thấy những mảnh virus trôi nổi có thể khiến người hít phải nhiễm bệnh. Họ cũng kêu gọi WHO xem xét lại các khuyến nghị của mình.

Jose Jimenez, một nhà hóa học tại Đại học Colorado, người nằm trong nhóm 239 nhà khoa học gửi thư đến WHO, cho biết trong lịch sử, đã có một sự phản đối quyết liệt trong ngành y với khái niệm lây truyền qua khí dung (aerosol) và quy chuẩn để xác nhận đường lây truyền này rất cao. Điều này là do họ sợ gây ra hoảng loạn và sợ hãi cho cộng đồng.

"Nếu mọi người nghe rằng bệnh lây truyền qua không khí, nhân viên y tế sẽ từ chối đến bệnh viện", ông Jimenez nói. "Hoặc mọi người sẽ mua tất cả khẩu trang có độ bảo vệ cao N95 và sẽ không còn khẩu trang cho các nước đang phát triển".

Ông Jimenez cũng nói hội đồng đánh giá bằng chứng về đường lây truyền qua không khí của WHO không đa dạng về mặt khoa học và thiếu sự đại diện của các chuyên gia về đường lây truyền qua aerosol.

Bất kỳ thay đổi nào trong đánh giá rủi ro lây truyền của WHO có thể ảnh hưởng đến lời khuyên hiện tại của tổ chức này về việc giữ khoảng cách 1 mét. Các chính phủ dựa vào hướng dẫn của WHO cũng có thể phải điều chỉnh các biện pháp y tế cộng đồng nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

Bà Van Kerkhove cho biết WHO sẽ công bố một bản tóm tắt khoa học những hiểu biết đã có về các phương thức virus lan truyền trong những ngày tới.

"Một biện pháp toàn diện là thứ cần thiết để có thể ngăn chặn virus lây truyền", bà Kerkhove nói. "Điều này bao gồm không chỉ giữ khoảng cách mà còn có sử dụng khẩu trang khi thích hợp trong một số tình huống nhất định, đặc biệt là ở nơi bạn không thể giữ khoảng cách và cho nhân viên y tế".

Đầu tháng 4, một nhóm gồm 36 chuyên gia về chất lượng không khí và aerosol đã thúc giục WHO xem xét bằng chứng ngày càng nhiều về việc virus corona truyền qua không khí. Cơ quan này đã phản ứng kịp thời bằng cách gọi bà Lidia Morawska, đại diện 36 chuyên gia trên và là một cố vấn lâu năm của WHO, để sắp xếp một cuộc họp.

Tuy nhiên, cuộc thảo luận bị chi phối bởi những nhà khoa học ủng hộ biện pháp rửa tay mạnh mẽ. Những người này cảm thấy việc lây truyền qua bề mặt phải được đặt lên trên lây truyền qua không khí. Do đó, lời khuyên chống dịch ủy ban WHO đưa ra vẫn không thay đổi.

  • Các nhà khoa học đã tìm ra nguồn gốc của đông máu do Covid-19
  • Vì sao kết quả xét nghiệm Covid-19 lúc dương lúc âm?
  • Chủng virus nCoV hiện dễ lây nhiễm hơn ban đầu
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 dạng hít ở người

Bắt đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 dạng hít ở người

Hãng dược Gilead Sciences đã bắt đầu thử nghiệm thuốc trị Covid-19 Remdesivir dạng hít giai đoạn đầu, với mục đích giúp bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng mà không cần nhập viện.

Đăng ngày: 30/07/2020
Nước thải - Chìa khóa khống chế dịch Covid-19 trong tương lai

Nước thải - Chìa khóa khống chế dịch Covid-19 trong tương lai

Các nhà khoa học cho biết việc phát hiện và theo dõi những dấu vết còn sót lại của virus SARS-CoV-2 trong nước thải có thể giúp xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm.

Đăng ngày: 30/07/2020
Giới khoa học Mỹ xác định gene quan trọng trong kháng thể virus SARS-CoV-2

Giới khoa học Mỹ xác định gene quan trọng trong kháng thể virus SARS-CoV-2

Một phân tích tổng hợp đối với gần 300 kháng thể virus SARS-CoV-2 trong cơ thể người được xác định gần đây đã chỉ ra một gene quan trọng có thể 'khóa chặt' virus này.

Đăng ngày: 30/07/2020
NASA thiết kế vòng cổ chống coronavirus

NASA thiết kế vòng cổ chống coronavirus

NASA đã phát kiến ra một loại vòng cổ chống coronavirus, sẽ rung lên mỗi khi chủ nhân của nó định sờ tay lên mặt.

Đăng ngày: 30/07/2020
Vaccine Covid-19 từ ĐH Oxford cho thấy dấu hiệu chống lại được virus

Vaccine Covid-19 từ ĐH Oxford cho thấy dấu hiệu chống lại được virus

Kết quả thử nghiệm trên người của loại vaccine do đại học Oxford kết hợp phát triển cho thấy dấu hiệu chống lại được virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 30/07/2020
Người nghi nhiễm nCoV ở Đà Nẵng ba lần xét nghiệm dương tính

Người nghi nhiễm nCoV ở Đà Nẵng ba lần xét nghiệm dương tính

Bộ Y tế trưa 24/7 cho biết người đàn ông 57 tuổi nghi nhiễm có ba lần xét nghiệm dương tính nCoV, tuy nhiên cần chờ xét nghiệm khẳng định từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. - VnExpress

Đăng ngày: 30/07/2020
Tiến sĩ tại BV Nhi số 1 tại Mỹ phát hiện: Virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng để

Tiến sĩ tại BV Nhi số 1 tại Mỹ phát hiện: Virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng để "qua mặt" hệ miễn dịch!

Phát hiện của Tiến sĩ Bing Chen và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Boston (Mỹ) cho thấy virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng từ vương miện thành kẹp tóc nhằm đánh lừa hệ miễn dịch của chúng ta.

Đăng ngày: 30/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News