Xác định được rìa không gian
Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học cuối cùng đã xác định được cái gọi là rìa không gian – đường phân cách giữa bầu khí quyển trái đất và không gian vũ trụ bên ngoài.
Với dữ liệu thu thập được từ thiết bị mới nhất do Đại học Calgary (Canada) chế tạo, các nhà khoa học khẳng định không gian bắt đầu từ độ cao 118 km tính từ bề mặt trái đất. Trước đây, luôn có nhiều định nghĩa trái ngược, đầy phức tạp và nhiều khi không chính xác về rìa không gian. Đối với những người mới bắt đầu, các nhà du hành vũ trụ có thể vỗ ngực tuyên bố họ đã bay vào không gian dù chỉ mới vượt qua lằn ranh ở độ cao 80 km. Trong khi đó, biên giới được nhiều chuyên gia trong ngành khoa học vũ trụ công nhận nằm ở độ cao 100 km, còn gọi là đường Kármán. Đây cũng chính là biên giới mà nhà khoa học người Mỹ gốc Hungary Theodore von Kármán tính toán được từ nhiều năm trước.
Ở độ cao này, bầu khí quyển mỏng đến nỗi nó hầu như không tồn tại, và máy bay bình thường không thể nào hoạt động ở đường Kármán vì nó không thể đạt được tốc độ để có được lực nâng khí động học. Tuy nhiên, Mỹ chưa bao giờ chính thức chấp nhận đường tiêu chuẩn trên và NASA sử dụng khoảng cách 122 km làm độ cao cho phi thuyền không gian trở lại trái đất. Một số ý kiến khác cho rằng rìa không gian phải được xác định ở độ cao 21 triệu km vì khi đó trọng lực trái đất không còn gây ảnh hưởng được nữa.
Trong cuộc nghiên cứu mới, Đại học Calgary đã dùng một thiết bị theo dõi những cơn gió nhẹ của bầu khí quyển trái đất và các dòng thổi mạnh hơn của các phân tử tích điện trong không gian. Khả năng thu thập dữ liệu tại khu vực ở độ cao 200 km hết sức quan trọng vì trước nay rất khó tiến hành đo đạc ở độ cao này, nơi quá tầm với của các khinh khí cầu nhưng lại quá thấp cho vệ tinh hoạt động.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
