Xử trí thế nào khi răng khôn "mọc dại"?
Răng số 8 hay còn gọi răng khôn thường gây các vấn đề rắc rối như sâu, mọc lệch, nhiễm trùng gây đau đớn.
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên khuôn hàm và có thời gian mọc chênh lệch so với những răng trước khoảng 10-15 năm. Chiếc răng này xuất hiện vào lúc chúng ta bước vào giai đoạn trưởng thành, từ 17 đến 25 tuổi. Một số ít trường hợp mọc khi đã 30 tuổi, vì thế mới có tên gọi là răng khôn.
Khi mọc răng khôn, chúng ta thường trải qua nhiều triệu chứng khác nhau. Có một số trường hợp bị đau, nứt lợi hoặc mưng mủ. Một số khác có răng bị mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến đau tủy, viêm hạch góc hàm và nhiều biến chứng khác nghiêm trọng khác. Nhiều bệnh nhân lo lắng đến viện để bác sĩ tư vấn cách xử trí răng khôn “mọc dại”.
Cần đánh răng kỹ, làm sạch khu vực răng số 8 và nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng trong cùng.
Suốt một thời gian dài, khi răng khôn chưa xuất hiện thì khả năng ăn nhai của chúng ta vẫn diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên, khá nhiều người gặp rắc rối khi chiếc răng khôn đang "ngủ yên" trong hàm bỗng nhiên thức dậy. Hầu hết răng khôn mọc khi khuôn hàm đã chật, thành lợi dày lên khiến cho việc mọc răng trở lên khó khăn và gây mọc lệch, mọc ngầm, răng mọc đâm vào má… Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại chỗ sinh ra đau nhức, sưng phù nặng, thậm chí có thể có mủ chảy ra, tình trạng hôi miệng và cử động quai hàm bị hạn chế.
Khi có các dấu hiệu bất thường ở vùng mọc răng khôn như tình trạng nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, răng lân cận bị ảnh hưởng, lở loét nướu hàm thì bạn nên lập tức đến gặp nha sĩ để chụp X-quang răng. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng răng miệng của bạn và quyết định về việc giữ hay nhổ bỏ chiếc răng này.
Theo bác sĩ Andrew H.F. Tsang, Tổng Giám đốc nha khoa quốc tế Westcoast, tốt nhất chúng ta nên nhổ răng khôn đi vì chiếc răng này dường như không có nhiều tác dụng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Có những người không bị đau đớn khi mọc răng khôn, tuy nhiên họ không thể vệ sinh răng miệng sạch sẽ vì răng khôn nằm ở vị trí quá sâu trong khoang hàm. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, ảnh hưởng đến các răng khác, và việc điều trị cho vấn đề này cũng phức tạp không kém.
Ngoài ra, một lưu ý không kém quan trọng khác đó là chúng ta tuyệt đối không được nhổ răng khi đang bị viêm nhiễm, để tránh biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra. Nếu phát hiện tình trạng viêm nhiễm, bệnh nhân cần điều trị kháng sinh và thuốc sát khuẩn răng miệng theo hướng dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Lời khuyên của nha sĩ là cần đánh răng kỹ, làm sạch khu vực răng số 8 và nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng trong cùng. Khi có dấu hiệu đau răng khôn, cần đi khám để nha sĩ theo dõi, điều trị hoặc cần thiết sẽ quyết định nhổ.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).
