Xuất hiện thứ bí ẩn này, Trái đất có thể va chạm sao Kim

Một nghiên cứu mới từ Pháp và Mỹ chỉ ra một loại vật thể "vô gia cư" được xác định là rất phổ biến gần đây gần đây thực sự đủ nguy hiểm với Trái đất.

Sử dụng chính Hệ Mặt trời làm ví dụ, các nhà nghiên cứu từ Đại học Bordeaux (Pháp) và Viện Khoa học hành tinh (Mỹ) đã chỉ ra mối nguy của các ngôi sao "vô gia cư" đối với chúng ta cũng như các hệ sao khác trong thiên hà Milky Way.

Thông thường, các ngôi sao được gắn chặt với thiên hà của chúng, thậm chí sở hữu nhiều hành tinh và trải qua cuộc đời "ổn định" như Mặt trời.

Xuất hiện thứ bí ẩn này, Trái đất có thể va chạm sao Kim
Ảnh đồ họa mô tả một ngôi sao lang thang trong thiên hà - (Ảnh: UNIVESE TODAY).

Tuy nhiên, đôi khi có điều gì đó phá vỡ mối liên kết, ví dụ ngôi sao đó chẳng may đến quá gần lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà của nó, nó sẽ bị hất bay và thành kẻ lang thang vô định, theo Science Alert.

Chúng có nhiều biệt danh như "ngôi sao bất hảo", "sao liên thiên hà", "sao siêu tốc", vì cách mà chúng di chuyển cực nhanh.

Những ngôi sao lang thang đó gần đây đã được chứng minh là không hiếm trong không gian giữa các vì sao, và cũng không ít cái đang lang thang vô trật tự trong thiên hà của chúng ta.

Điều gì sẽ xảy ra với Trái đất nếu một "kẻ bất hảo" như vậy đến quá gần?

Tác động của một ngôi sao với một hành tinh nhỏ bé như chúng ta là cực lớn cho dù chúng vẫn ở xa hàng chục đơn vị thiên văn.

Để kiểm tra, các nhà khoa học đã lập nên nhiều mô phỏng về cách mà một ngôi sao vô gia cư có thể tác động đến Thái Dương hệ nếu nó đi qua chúng ta trong khoảng cách dưới 100 AU (đơn vị thiên văn, 1 AU bằng với khoảng cách Mặt trời - Trái đất).

Kết quả cho thấy với khoảng cách này, nó chắc chắn ảnh hưởng đến quỹ đạo các hành tinh.

Một tin vui là phần lớn trong số 12.000 mô phỏng cho thấy hệ Mặt trời sẽ không bị mất hành tinh nào cả, dù vẫn không chắc sự ảnh hưởng về quỹ đạo có ảnh hưởng đến trạng thái của các hành tinh - bao gồm sự sống - hay không.

Vẫn có 8 kịch bản nguy hiểm có thể xảy ra, có cái xác suất lên đến vài phần trăm.

Sao Thủy sẽ chịu nguy hiểm cao nhất bởi một cú tông trực diện vào Mặt trời.

Các kịch bản xấu khác bao gồm: Trái đất va chạm sao Kim, sao Thiên Vương và sao Hải Vương bị văng mất, văng 6 hành tinh trừ Trái đất và sao Mộc, chỉ có sao Mộc "sống sót", hoặc kém may mắn hơn là Mặt trời mất cả 8 hành tinh.

Cú tác động có thể mạnh đến nỗi một số hành tinh bị chui vào Đám mây Oort, một quần thể sao chổi và tiểu hành tinh băng giá khổng lồ ở rìa Hệ Mặt trời.

Có khoảng 1% xác suất một ngôi sao bất hảo đến gần ở mức nguy hiểm này trong vòng 1 tỉ năm, cho thấy chúng ta vẫn tương đối an toàn trước dạng vật thể bí ẩn này.

1 tỉ năm cũng là thời gian mà nhóm nghiên cứu tính toán Trái đất sẽ còn sinh sống được, trước khi Mặt trời già cỗi trở nên quá sáng và khiến các điều kiện bề mặt không còn phù hợp với sự sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA quan sát Cụm thiên hà Cây Giáng sinh khoe sắc trong vũ trụ

NASA quan sát Cụm thiên hà Cây Giáng sinh khoe sắc trong vũ trụ

NASA vừa công bố ảnh mới về Cụm Thiên hà Cây Giáng sinh tên là MACS0416, bức ảnh làm say đắm cộng đồng thiên văn học.

Đăng ngày: 29/11/2023
Con người có thể du hành xuôi hoặc ngược thời gian?

Con người có thể du hành xuôi hoặc ngược thời gian?

Trong phim khoa học viễn tưởng, các nhân vật sử dụng những cỗ máy đặc biệt, thậm chí nhảy vào một chiếc ô tô tương lai để du hành ngược hoặc xuôi thời gian.

Đăng ngày: 29/11/2023
Lộ diện thứ

Lộ diện thứ "cực kỳ chết chóc" gửi tín hiệu vô tuyến đến Trái đất

Thủ phạm bị nghi ngờ tạo ra chớp sóng vô tuyến nhiều lần " dội bom" địa cầu bao gồm một loạt vật thể khủng khiếp nhất vũ trụ và cả người ngoài hành tinh. Các nhà khoa học có thể đã tìm ra lời giải.

Đăng ngày: 28/11/2023
Phát hiện loại vật thể thiên văn mới:

Phát hiện loại vật thể thiên văn mới: "Trợ thủ của ma cà rồng"

Trong quá trình tìm hiểu về những ngôi sao Be bí ẩn, một loại " ma cà rồng" vũ trụ, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích của một vật thể nguy hiểm khác.

Đăng ngày: 27/11/2023
Việt Nam có quan sát được Mặt trăng máu tối 27/11?

Việt Nam có quan sát được Mặt trăng máu tối 27/11?

Kỳ trăng tròn này được các bộ lạc thổ dân châu Mỹ thời kỳ đầu gọi là Trăng Hải Ly vì đây là thời điểm trong năm để đặt bẫy hải ly trước khi các đầm lầy và sông ngòi đóng băng.

Đăng ngày: 27/11/2023
Lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện cực quang trên Mặt trời

Lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện cực quang trên Mặt trời

Các nhà khoa học lần đầu tiên đã phát hiện ra tín hiệu cực quang do các electron tăng tốc qua vết đen trên bề mặt Mặt trời.

Đăng ngày: 26/11/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News