Xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ sinh vật tiền sử như lai giữa thằn lằn và hà mã

Các mảnh xương hóa thạch kỷ Permi tiết lộ một loài động vật tiền sử chưa từng được biết tới nhìn giống con lai giữa thằn lằn và hà mã.


Mô phỏng loài Lalieudorhynchus gandi mới được phát hiện. (Ảnh: Frederik Spindler)

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Palaeo Vertebrata vào tháng trước, các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài mới là Lalieudorhynchus gandi. Nó sống cách đây khoảng 265 triệu năm trên siêu lục địa Pangea, thuộc nhóm bò sát tiền sử 4 chân Caseidae và có khả năng là một loài lưỡng cư.

Hóa thạch của sinh vật được khai quật tại lưu vực Lodève ở miền nam nước Pháp, bởi Giáo sư Jörg Schneider và nghiên cứu sinh tiến sĩ Frank Körner tại Khoa Cổ sinh vật học và Địa tầng thuộc Đại học Freiberg của Đức. Họ đã tìm thấy hai chiếc xương sườn dài 60 cm, một xương bả vai dài 50 cm và một xương đùi dài 35 cm.


Xương sườn, xương bả vai và xương đùi của Lalieudorhynchus gandi. (Ảnh: Ralf Werneburg)

Các loài trong chi Lalieudorhynchus có thể phát triển tới chiều dài hơn 3,5 m, khiến chúng trở thành một trong những động vật trên cạn lớn nhất kỷ Permi.

Nhóm bò sát tiền sử này có thân hình mũm mĩm và lối sống tương tự hà mã (dành phần thời gian ở dưới nước, thường chỉ quay trở lại đất liền để kiếm ăn), nhưng phần đầu và đuôi lại giống thằn lằn. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy cấu trúc xương của Lalieudorhynchus gandi xốp và linh hoạt hơn, gợi ý rằng chúng bơi tốt hơn so với hà mã.

Lalieudorhynchus được cho là tổ tiên của một số loài động vật có vú và là một trong những sinh vật ăn cỏ sớm nhất trong lịch sử tiến hóa với cơ thể hình thùng chứa các đường tiêu hóa lớn để phân hủy thực vật.

"Nhóm tổ tiên của động vật có vú rất đa dạng, từng thống trị Trái đất trước thời đại khủng long. Khám phá mới không chỉ làm tăng thêm tính đa dạng đó, mà còn tiết lộ một loài động vật ăn cỏ rất quan trọng. Lalieudorhynchus gandi có thể là đỉnh cao của sự tiến hóa đối với tất cả các loài Caseidae trước khi tuyệt chủng, có nghĩa là nó có những đặc điểm tiên tiến nhất trong nhóm", Spindler nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 16/05/2025
Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng

Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/05/2025
Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc

Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 07/05/2025
Kỹ thuật mới giúp giải phóng

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi

Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Đăng ngày: 29/04/2025
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News