Xương rồng khổng lồ đổ gục trong nắng nóng kỷ lục ở Mỹ

Nhiệt độ cao kỷ lục ở Arizona, kết hợp với thiếu gió mùa, khiến xương rồng saguaro ở Vườn bách thảo sa mạc chịu áp lực lớn.

Giám đốc khoa học Kimberlie McCue ở vườn bách thảo cho biết cây xương rồng saguaro có thể "khá bình thường" hoặc hơi mềm trước khi đổ sập đột ngột, hé lộ nó bị thối từ bên trong do áp lực liên quan tới nắng nóng, CNN hôm 28/7 đưa tin.


Một gốc xương rồng sụp đổ trong vườn bách thảo. (Ảnh: KVOA)

Mỗi tháng 2 hàng năm, Vườn bách thảo sa mạc kiểm kê cây xương rồng saguaro và đánh giá tình trạng mỗi cây. Theo McCue, từ năm 2020, khi nhiệt độ kỷ lục gây áp lực cho nhiều cây xương rồng saguaro, bà và cộng sự ghi nhận ngày càng nhiều cây xương rồng trong vườn bách thảo chết. Kỷ lục nhiệt độ hiện nay đẩy một số cây bị ảnh hưởng trước đó tới bờ vực, khiến chúng rụng cành hoặc thậm chí sụp đổ. Buổi tối ngày 26/7 kết thúc chuỗi kỷ lục 16 ngày nhiệt độ trên 32,2 độ C ở Phoenix. Thành phố trải qua nhiệt độ trên 43,3 độ C lần nữa hôm 27/7.

Xương rồng thực hiện nhiều chức năng thiết yếu vào ban đêm. Đó là thời điểm chúng trao đổi khí, hấp thụ carbon dioxide dùng để quang hợp vào ban ngày. Nhưng do ban đêm Phoenix trải qua nắng nóng kỷ lục, điều kiện này làm xương rồng saguaro ngột ngạt và căng thẳng, dẫn tới mất nước và dễ tổn thương hơn trước dịch bệnh và côn trùng. Theo McCue, xương rồng saguaro thích nghi tốt với môi trường nắng nóng và khô cằn nhưng chúng cũng có giới hạn.

Phoenix là một trong 9 thành phố ở Mỹ có ít nhất một triệu người sống trong các khu phố với nhiệt độ cao hơn vài độ C so với môi trường xung quanh. Ở Tucson, nhiệt độ vẫn trên mức 37,8 độ nhưng xương đồng tại địa phương không chịu áp lực tương tự do ít bị tác động bởi hiệu ứng "đảo nhiệt" đô thị. Theo Erik Rakestraw, quản lý thực vật ở Bảo tàng sa mạc Arizona-Sonora, mối đe dọa lớn nhất đối với xương rồng saguaro là khi nhiệt độ tăng lên theo thời gian, những thế hệ xương rồng mới sẽ phát triển khó khăn hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giải mã được lý do kiến đạn

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cây

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp

Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Đăng ngày: 08/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News