150 "họng súng vũ trụ" đồng loạt nhắm thẳng Trái đất

Những "ngọn lửa vũ trụ" vừa lóe sáng trong tầm quan sát của tàu NASA có thể sớm "dội bom" vào từ quyển Trái đất trong vài ngày tiếp theo.

Những ngọn lửa lóe sáng đã được ghi lại từ đài quan sát Động lực học Mặt trời (SDO) của NASA hôm 5-5, một tàu vũ trụ bay quanh ngôi sao mẹ đang trong giai đoạn hoạt động đỉnh cao của Trái đất.

Dự kiến trong vài ngày tiếp theo, chúng sẽ đến được Trái đất và gây ra bão địa từ.


Một ngọn lửa Mặt trời bùng nổ từ "họng súng vũ trụ" - (Ảnh: NASA).

Theo Trung tâm Dự báo thời tiết không gian của Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương Mỹ (NOAA), cấp độ của các ngọn lửa lần lượt là X1.3 và X1.2. Cấp X là cấp mạnh nhất trên thang đo của NOAA dành cho những lần phun trào từ Mặt trời này.

Cả hai đều có nguồn gốc từ cụm vết đen Mặt trời đang hoạt động AR 3663.

Các vết đen trên ngôi sao mẹ - dễ dàng nhìn thấy trong các dữ liệu quan sát của SDO được ví như "họng súng vũ trụ".

Đó là những vùng tối, tương đối mát mẻ trên quang cầu của Mặt trời. Chúng xuất hiện do sự tập trung mạnh mẽ của từ trường Mặt trời phá vỡ đối lưu và làm giảm nhiệt độ tại khu vực đó.

Nói cách khác, đó là một điểm tắc nghẽn về mặt năng lượng. Đến một mức nào đó, năng lượng từ tính sẽ "nổ tung" tạo thành ngọn lửa hay thỉnh thoảng là các quả cầu plasma gọi là "vụ phóng khối lượng đăng quang" (CME).

Những viên đạn năng lượng này khi va đập với từ quyển Trái đất sẽ tạo ra nhiễu loạn, tức bão địa từ.

Con người không thể trực tiếp cảm nhận bão địa từ này - nếu có chăng chỉ là nhìn thấy hiện tượng cực quang kèm theo ở một số vùng gần Bắc Cực - nhưng hệ thống vô tuyến, các thiết bị định vị, vệ tinh sẽ bị ảnh hưởng.

Chim di trú cũng có thể lạc đường một quãng ngắn. Và trong trường hợp hiếm, bão địa từ rất mạnh có thể gây sập lưới điện ở một số nơi.

Theo Science Alert, hiện tại có tới có 9 cụm hoặc vùng vết đen - được tạo nên bởi 150 vết đen lớn nhỏ - ở phía Mặt trời hướng về Trái đất.

Tuy nhiên, AR 3663 dường như hoạt động tích cực nhất. Nó xuất hiện vào ngày 30-4 và cho đến nay đã phát ra 14 ngọn lửa loại M (mạnh vừa) và 3 ngọn lửa loại X.

Dự kiến sẽ có thêm ít nhất 1-2 ngọn lửa cấp X nữa được giải phóng trước khi họng súng vũ trụ này quay đi.

Việc Mặt trời tăng cường tấn công Trái đất là bình thường trong chu kỳ 11 năm của Mặt trời, được dự đoán sẽ đạt đỉnh điểm trong năm 2024 hoặc 2025 trước khi quay lại giai đoạn tĩnh lặng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng ma quái bí ẩn trên quỹ đạo Trái đất

Hiện tượng ma quái bí ẩn trên quỹ đạo Trái đất

Phi hành gia Andreas Mogensen của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) hôm 5/12 đã quay được một hiện tượng bí ẩn và rùng rợn gọi là "tinh linh đỏ" trên quỹ đạo thấp của trái đất.

Đăng ngày: 13/05/2025
Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?

"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Đăng ngày: 12/05/2025
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Sinh vật ngoài hành tinh phun vật chất vào tàu NASA?

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Cassini cho thấy NASA đã đi đúng hướng trong cuộc săn tìm sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?

Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News