4 hành tinh xếp hàng thẳng tạo nên hiện tượng thiên văn kỳ thú
Nhà vật lý thiên văn người Ý Gianluca Masi đã ghi lại được khoảnh khắc độc đáo về "cuộc diễu hành" của các hành tinh.
Từ ban công cửa nhà ở Rome, Gianluca Masi đã chụp được hình ảnh bầu trời đêm độc đáo, với 4 hành tinh gồm sao Mộc, sao Kim, sao Hỏa và sao Thổ (cùng với mặt trăng) xếp thẳng hàng.
4 hành tinh gồm sao Thổ, sao Hỏa, sao Kim và sao Mộc tạo thành một đường thẳng.
Nhờ sự bố trí ngẫu nhiên và cực kỳ hiếm gặp của 4 hành tinh có thể nhìn thấy (từ Trái đất) trong Hệ Mặt trời, nhà vật lý thiên văn người Ý Gianluca Masi đã chụp lại được hình ảnh độc đáo.
Trong bức ảnh này, 4 hành tinh gồm sao Thổ, sao Hỏa, sao Kim và sao Mộc tạo thành một đường thẳng ngay phía sau Mặt trăng, giống như những "chú vịt" đang xếp hàng bên cạnh mẹ của chúng.
Được biết, cả 4 hành tinh này đều có thể được quan sát thấy từ ngày 23/4 tại phía trên đường chân trời, và vào buổi sáng sớm ở khu vực Bắc bán cầu. "Đó là một cảnh tượng tuyệt vời, tất cả 4 hành tinh đều rất dễ để quan sát", Masi cho biết.
Anh cũng lý giải rằng sở dĩ xảy ra hiện tượng này là khi quỹ đạo của các hành tinh đưa chúng đến cùng một khu vực trên bầu trời, khi quan sát từ Trái đất.
Theo dự kiến, bốn hành tinh sẽ tiếp ở trên đường thẳng của chúng cho đến đầu tháng 7. Tuy nhiên vào giữa tháng 6, sao Thủy sẽ gia nhập "đội diễu hành", và nâng tổng số các hành tinh tạo nên đường thẳng lên con số 5.
Mối liên kết thú vị này giữa các hành tinh không phải là điều hiếm gặp, nhưng chúng cũng không thường xuyên xảy ra. Được biết, lần gần nhất ghi nhận 5 hành tinh thẳng hàng trên bầu trời đêm là vào năm 2020, và trước đó là vào những năm 2016 và 2005.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
