5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Giảm thính lực không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được vì đôi khi nó còn là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng việc giảm thính lực do tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì chúng ta hoàn toàn có thể tránh được.

Có một số biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng nhằm tránh để những tiếng ồn lớn làm hỏng thính giác vĩnh viễn, cho dù là bạn bao nhiêu tuổi đi nữa.

1. Tránh tiếng ồn lớn

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Cách tốt nhất để tránh giảm thính lực do tiếng ồn là tránh nó càng xa càng tốt.

Nhìn chung, một tiếng ồn có thể đủ lớn để gây tổn thương thính giác nếu:

  • Bạn buộc phải nói to hơn để trò chuyện với người khác
  • Bạn không thể nghe được những người xung quanh đang nói gì
  • Tai của bạn bị đau
  • Tai bị ù hoặc cảm giác bị nghẹt

Mức độ tiếng ồn được đo bằng decibel (dB): con số càng cao, tiếng ồn càng lớn. Âm thanh vượt quá 85dB đều có thể gây hại, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với âm thanh đó trong thời gian dài.

Một số ví dụ về cường độ của âm thanh:

  • Tiếng thì thầm - 30dB
  • Trò chuyện - 60dB
  • Giao thông đông đúc - 70 đến 85dB
  • Tiếng xe máy - 90dB
  • Nghe nhạc bằng tai nghe với mức âm thanh lớn nhất - 100 đến 110dB
  • Máy bay cất cánh - 120dB

Ngoài ra, bạn cũng có thể tải xuống các ứng dụng trên smartphone để đo đạc mức độ tiếng ồn, hãy đảm bảo rằng chúng được thiết lập (hiệu chỉnh) đúng cách để cho ra kết quả chính xác.

2. Cẩn thận khi nghe nhạc

Nghe nhạc với âm lượng lớn bằng tai nghe là một trong những rủi ro lớn nhất đối với thính giác.

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Để tránh làm hỏng thính giác của bạn, hãy:

  • Sử dụng các loại tai nghe khử ồn
  • Tăng âm lượng vừa đủ để bạn có thể nghe nhạc thoải mái, nhưng không cao hơn mức an toàn
  • Không nghe nhạc ở mức hơn 60% âm lượng tối đa. Một số thiết bị sẽ cho phép bạn cài đặt giới hạn âm lượng tự động
  • Không sử dụng tai nghe quá một giờ đồng hồ - hãy dành ra khoảng nghỉ ít nhất 5 phút mỗi giờ

Ngoài ra, chỉ cần giảm âm lượng xuống một chút cũng đủ để tạo ra sự khác biệt lớn đối với nguy cơ tổn thương đến thính giác của bạn.

3. Bảo vệ thính giác trong các sự kiện và hoạt động ồn ào

Để bảo vệ thính giác khỏi các sự kiện, cuộc họp mặt nhộn nhịp (chẳng hạn như tại câu lạc bộ đêm, nhạc sống hoặc sự kiện thể thao), hãy:

  • Tránh xa các nguồn phát ra tiếng ồn lớn (chẳng hạn như loa)
  • Cố gắng không phải nghe tiếng ồn sau mỗi 15 phút
  • Cho phép thính giác được nghỉ ngơi khoảng 18 giờ để phục hồi sau khi bị "vắt kiệt sức".
  • Cân nhắc đeo nút tai – bạn có thể tìm mua nút tai của các nhạc sĩ giúp giảm âm lượng nhạc nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng.

4. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa tại nơi làm việc

Nếu buộc phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn khi làm việc, hãy trao đổi với bộ phận nhân sự (HR) hoặc người quản lý của bạn.

5 bí quyết đơn giản để bảo vệ thính giác của bạn

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện các thay đổi để hạn chế tình trạng này xảy ra, ví dụ:

  • Chuyển sang trang bị các công cụ ít gây ồn hơn nếu điều kiện cho phép
  • Đảm bảo bạn không tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài
  • Cung cấp thiết bị bảo vệ thính giác, chẳng hạn như bịt tai hoặc nút tai

5. Kiểm tra thính giác của bạn

Kiểm tra thính lực càng sớm càng tốt nếu bạn lo lắng rằng mình có thể bị mất thính lực. Tình trạng xấu được phát hiện càng sớm thì bạn càng có cơ hội để làm được điều gì đó sớm hơn. Xem xét kiểm tra thính lực thường xuyên (chẳng hạn như mỗi năm một lần) nếu bạn có nguy cơ cao mất thính giác do thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn, ví dụ như công việc là một nhạc sĩ hoặc làm việc trong môi trường ồn ào.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Stanford phát triển bồn cầu có thể kiểm tra chất thải để đoán bệnh

Phân và nước tiểu từ trước giờ luôn là yếu tố đắc lực để các bác sĩ có thể đưa ra dự đoán về tình hình sức khỏe bởi chúng cung cấp rất nhiều thông tin về những gì đang xảy ra bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 03/12/2020
Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Mẹo chữa bỏng lưỡi khi ăn uống phải món nóng

Súc miệng nước muối, dùng sữa, đường cát, mật ong hay nước ép lô hội là những cách giúp chữa bỏng lưỡi hiệu quả khi ăn uống phải món ăn quá nóng.

Đăng ngày: 03/12/2020
Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Dùng cốc giấy đựng cà phê nóng, thứ bạn uống sẽ không chỉ là cafein mà còn là những thứ đáng sợ này

Thật không may rằng chúng ra vẫn phải chấp nhận nó bởi chưa thể tìm ra được giải pháp hoặc sản phẩm thay thế.

Đăng ngày: 03/12/2020
Mồ hôi máu là gì? Mồ hôi máu nguy hiểm thế nào? Mồ hôi máu có chữa được không?

Mồ hôi máu là gì? Mồ hôi máu nguy hiểm thế nào? Mồ hôi máu có chữa được không?

Nhiều người thường nghĩ chứng mồ hôi máu chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng tuy nhiên đây lại là một tình trạng sức khỏe có thật.

Đăng ngày: 02/12/2020
Những căn bệnh đáng sợ lây qua nụ hôn mà các bậc cha mẹ cần biết

Những căn bệnh đáng sợ lây qua nụ hôn mà các bậc cha mẹ cần biết

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng một lần nữa cảnh báo các phụ huynh vì những động tác ôm hôn không cần thiết ở trẻ nhỏ.

Đăng ngày: 02/12/2020
Cách ăn ít carbs dễ dàng khỏe mạnh

Cách ăn ít carbs dễ dàng khỏe mạnh

Phân biệt các loại carbohydrates, gọi tắt là carbs, để cắt giảm, là chìa khóa cho chế độ ăn giảm cân hiệu quả.

Đăng ngày: 02/12/2020
Da thông minh có thể tự chữa lành trong vòng chưa đầy 1 giây

Da thông minh có thể tự chữa lành trong vòng chưa đầy 1 giây

Các nhà khoa học cho biết, da điện tử (e-skin), một loại da tổng hợp thông minh mới có thể tự phục hồi trong vòng chưa đầy một giây được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng “Kẻ hủy diệt”.

Đăng ngày: 02/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News