9 mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và giải pháp khắc phục

Hầu hết chúng ta đều nghĩ tủ lạnh là nơi dự trữ thức ăn an toàn nhất. Nhưng nghiên cứu cho thấy ngăn đựng rau quả có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli 0157, salmonella và listeria thậm chí cao hơn.

Nguy cơ ngộ độc từ tủ lạnh và cách khắc phục

“Biết cách dự trữ thực phẩm là điều quan trọng để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm cho gia đình”, Giáo sư Tom Humphrey của Viện nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh) cho biết. Dưới đây là những mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và cách xử lý:

9 mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và giải pháp khắc phục

1. Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp

Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey, thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1oC đến 4oC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mai mềm, thịt, cá...

Theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4-5oC, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.

2. Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn

Để bảo đảm sức khỏe người dùng, các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng cắt giảm hàm lượng chất bảo quản, nên gia tăng nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì.

Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.

3. Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng

“Một trong những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm là lây nhiễm chéo” – Giáo sư Humphrey giải thích. Ví dụ, thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu được đặt trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn sống. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.

9 mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và giải pháp khắc phục

4. Dự trữ phô mai trong hộp riêng

Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên bảo quản phô mai trong một chiếc hộp riêng và không đặt chung với những loại thức ăn khác như patê, cá, thịt xông khói. Lý do là phô mai dễ bị nhiễm khuẩn listeria từ các loại thức ăn khác qua tay của bạn.

5. Hãy cẩn thận với các loại rau sống

“Chúng ta thường phớt lờ vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh” – Giáo sư Humphrey nói. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường tìm thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.

6. Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn

Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Theo Giáo sư Humphrey, bạn nên để cơm vào tủ lạnh khi nó vừa nguội và nên đem cơm bỏ sau 3 ngày cất trong tủ lạnh.

7. Để trứng ở cánh tủ

Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong

Trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ 0,6-2,2 độ C để các vi khuẩn ở vỏ trứng không có cơ hội xâm nhập vào trong gây ung và hỏng trứng, tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

8. Dùng bình nhựa để nước lọc trong tủ lạnh

9 mối nguy tiềm ẩn từ tủ lạnh và giải pháp khắc phục

Đây là một thói quen rất có hại vì khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin.

Chất này là một chất cực độc và là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, thành phần nhựa còn chứa các chất như bisphenol A(BPA), Phthalates...

Các chất này rất gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.

9. Để khoai tây trong tủ lạnh

Nhiệt độ của tủ lạnh có thể làm suy giảm hương vị, chất lượng khoai tây.

Thay vì để trong tủ lạnh chỉ nên đựng vào bao gói bằng giấy và để ở nhiệt độ thường, không nên cho vào túi ni lông vì độ ẩm sẽ làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây.

Hầu hết các loại khoai có thể để trong bao gói bằng giấy dài tới 3 tuần.

  • Lý giải nguyên nhân ăn thức ăn thừa để trong tủ lạnh có thể gây ung thư
  • Những thực phẩm bạn không nên cất giữ trong tủ lạnh
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News