Ấn Độ công bố kế hoạch sứ mệnh Mặt trăng tiếp theo

Quốc gia đông dân nhất thế giới này đang hướng đến mục tiêu cử một tàu thăm dò lên Mặt trăng để đưa mẫu vật về Trái đất vào năm 2027.

Dẫn lời người đứng đầu cơ quan thám hiểm không gian Ấn Độ ngày 14/12, kênh truyền hình RT cho biết nước này sẽ khởi động một sứ mệnh khác lên Mặt trăng trong vòng 4 năm tới để mang về các mẫu vật từ bề mặt Mặt trăng về Trái đất. Ông Sreedhara Panicker Somanath, Chủ tịch Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cho biết sự quan tâm của Ấn Độ đối với Mặt trăng vẫn còn rất lớn.

Ấn Độ công bố kế hoạch sứ mệnh Mặt trăng tiếp theo
Ảnh cắt từ video tàu thăm dò Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt trăng.

Trong một phát biểu tại Dinh Tổng thống, ông Somanath tuyên bố: “Tôi đảm bảo chúng ta sẽ tự mình mang về một số đá Mặt trăng. Tuy nhiên, sứ mệnh này sẽ không hề dễ dàng”.

Giải thích thêm về kế hoạch, ông Somanath nói rằng sẽ cần nhiều công nghệ hơn để thu thập vật phẩm từ Mặt trăng và đưa chúng trở lại Trái đất. ISRO đang đặt mục tiêu hoàn thành sứ mệnh trong vòng 4 năm tới bất chấp sự phức tạp của sứ mệnh.

Người đứng đầu ISRO cũng xác nhận kế hoạch đầy tham vọng Gaganyaan nhằm đưa phi hành gia Ấn Độ lên vũ trụ đang được đẩy mạnh phát triển. Các mô-đun dịch vụ và phi hành đoàn đang trong quá trình thiết kế và huấn luyện.

Cơ quan vũ trụ đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái để chuẩn bị cho sứ mệnh có người lái. Mô-đun chính đã bị lật ngược sau khi rơi xuống biển. Năm tới, ISRO dự kiến tiến hành một thử nghiệm khác để đảm bảo mô-đun vẫn đứng thẳng sau khi bị rơi xuống.

Trong khi đó, phi hành đoàn thực hiện sứ mệnh đã được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo Phi hành gia Yury Gagarin của Nga và đang được huấn luyện thêm ở Ấn Độ.

Hồi tháng 10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ trì một cuộc họp cấp cao, nhấn mạnh ISRO nên cố gắng xây dựng một trạm vũ trụ vào năm 2035 và đưa người Ấn Độ đầu tiên lên Mặt trăng vào năm 2040.

Ông Somanath cho biết trước khi trạm vũ trụ Ấn Độ được xây dựng, một mô-đun robot sẽ được phóng lên, đồng thời giải thích rõ trạm vũ trụ có người lái sẽ chỉ xuất hiện vào năm 2035. Ông cũng lưu ý sự cần thiết phải xây dựng một cơ sở công nghiệp năng động cho hoạt động không gian trong nước.

Ngày 15/12, Bộ trưởng Dầu mỏ và khí tự nhiên Ấn Độ Hardeep Singh Puri nói với hãng tin ANI rằng lĩnh vực không gian sẽ nhận được hỗ trợ để hoàn thành các mục tiêu đầy tham vọng do lãnh đạo nước này đặt ra.

Trong tháng 8, tàu thăm dò Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thành công thực hiện sứ mệnh tới Mặt trăng. Tàu này được chế tạo chỉ với chi phí 75 triệu USD bằng cách sử dụng các bộ phận được thiết kế trong nước. Tháng trước, một phần của tàu vũ trụ đã rơi xuyên qua bầu khí quyển Trái đất và rơi xuống Thái Bình Dương.

Đối với chuyến thăm dò Mặt trăng tiếp theo, ISRO đang xem xét hợp tác với cơ quan vũ trụ Nhật Bản. Nhiệm vụ chung Thám hiểm Cực Mặt trăng (Lupex) sẽ nhằm mục đích khám phá Cực Nam của Mặt trăng và kiểm tra lượng nước có thể lấy được từ bề mặt Mặt trăng.

Năm 2023 đánh dấu những bước thành công đối với cơ quan vũ trụ Ấn Độ. Ngoài những thành công với tàu thăm dò Chandrayaan-3, Ấn Độ còn khởi động tàu thăm dò đầu tiên của đất nước tới Mặt Trời, Aditya-L1, vào tháng 9. Video Chandrayaan-3 hạ cánh lên Mặt trăng thu hút được hơn 79 triệu lượt xem trên YouTube và là video Ấn Độ được xem nhiều nhất trên nền tảng này trong năm nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2023

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2023

Năm 2023 chứng kiến nhiều vụ phóng tàu và tên lửa quan trọng, trong đó ghi nhận tàu đầu tiên hạ cánh xuống gần cực nam Mặt Trăng.

Đăng ngày: 18/12/2023
Hiện tượng ma quái bí ẩn trên quỹ đạo Trái đất

Hiện tượng ma quái bí ẩn trên quỹ đạo Trái đất

Phi hành gia Andreas Mogensen của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) hôm 5/12 đã quay được một hiện tượng bí ẩn và rùng rợn gọi là " tinh linh đỏ" trên quỹ đạo thấp của trái đất.

Đăng ngày: 17/12/2023
Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể người trong vũ trụ

Những điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể người trong vũ trụ

Do khác biệt giữa môi trường vũ trụ và Trái Đất, cơ thể người sẽ trải qua một số thay đổi như rụng móng, sưng mặt, loãng xương và teo cơ.

Đăng ngày: 17/12/2023
NASA phát hiện thành phần quan trọng cho sự sống trên mặt trăng của sao Thổ

NASA phát hiện thành phần quan trọng cho sự sống trên mặt trăng của sao Thổ

Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn về hydrogen cyanide, một phân tử có vai trò then chốt cho nguồn gốc của sự sống

Đăng ngày: 16/12/2023
Trung Quốc phóng máy bay vũ trụ tối mật lên quỹ đạo

Trung Quốc phóng máy bay vũ trụ tối mật lên quỹ đạo

Tên lửa Trường Chinh 2F chở máy bay vũ trụ thử nghiệm của Trung Quốc từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền hôm 14/12 để tiến hành thí nghiệm khoa học.

Đăng ngày: 16/12/2023
Thế giới đầy

Thế giới đầy "ma cà rồng" đe dọa hất văng Trái đất?

Vật thể khổng lồ được dự báo có thể va chạm thiên hà chứa Trái đất vào 2 tỉ năm tới vừa để lộ dấu vết quần thể " ma cà rồng" đáng sợ.

Đăng ngày: 15/12/2023
Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Xây hải đăng trên Mặt trăng soi đường cho phi hành gia

Honeybee Robotics sẽ xây dựng ngọn hải đăng trên Mặt trăng để cung cấp ánh sáng, năng lượng, thông tin liên lạc trong kế hoạch phát triển nền kinh tế Mặt trăng.

Đăng ngày: 15/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News