Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 7 - Cơn bão Nangka
Tối 12/10, bão Nangka tăng một cấp, sức gió mạnh nhất 90km/h (cấp 8-9), cách quần đảo Hoàng Sa 290 km về hướng Đông Đông Bắc.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Dự kiến đến 19h ngày mai, vị trí tâm bão ở trên phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc), sức gió mạnh nhất 100km/h (cấp 10), giật cấp 12.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, giải thích bão tăng cấp do vòng đời và ảnh hưởng của không khí lạnh. "Ngoài ra, không khí lạnh tràn xuống cũng khiến bão di chuyển theo chiều ngang chứ không phải chéo lên như bình thường", ông nói.
Dự kiến đường đi và vùng ảnh hưởng của bão.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên) từ vĩ tuyến 16 đến 20; kinh tuyến 108,5 đến 117. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Hai ngày tới,bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km. Đến 7h ngày 14/10, vị trí tâm bão ở trong Vịnh Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất 100km/h, cấp 9-10, giật cấp 12.
Những ngày tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km. Đến 19h ngày 14/10, vị trí tâm bão ở trên vùng ven biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão 90km/h, cấp 8-9, giật cấp 11.
Đài Nhật Bản dự báo ngày mai sức gió mạnh nhất của bão Nangka là 83 km/h và duy trì đến khi đổ bộ vào đất liền Bắc Bộ nước ta. Trong khi đó, đài Hong Kong dự báo bão sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ, sức gió 85 km/h.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-9, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Từ gần sáng và ngày 14/10, ở khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh. Sóng biển cao 3-5 m.
Do ảnh hưởng của bão kết hợp với không khí lạnh nên từ ngày 14 đến ngày 16/10 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to đến rất to và rải rác có dông với tổng lượng mưa phổ biến 150-350 mm/đợt, có nơi trên 400 mm/đợt.
Trước đó 10h ngày 11/10, bão Linfa đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa 150-350 mm, có nơi trên 350 mm.
Biển Đông từ ngày 6/10 đến nay xuất hiện ba áp thấp nhiệt đới, một trong số đó mạnh lên thành bão Linfa, do tác động của dải hội tụ nhiệt đới nối từ vịnh Bengal đến vùng biển Philippines. Dải hội tụ này đã gây mưa to cho miền Trung, làm hơn 100.000 nhà dân ở 6 tỉnh, thành Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam bị ngập lụt; 23 người chết, 14 người mất tích.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?
Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
