Áp thấp nhiệt đới mới vượt qua Philippines, tiến vào biển Đông

Sáng 15/10, áp thấp nhiệt đới vượt qua miền Trung Philippines, vào biển Đông với sức gió mạnh nhất 50km/h, giật cấp 8.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hôm nay áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và có khả năng mạnh thêm. Đây là cơn áp thấp nhiệt đới thứ tư ở biển Đông trong 10 ngày qua.

Đến sáng 16/10, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 360 km về phía Bắc Đông Bắc, sức gió mạnh nhất 60 km/h, cấp 7, giật tăng hai cấp


Dự báo đường đi và khu vực ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: NCHMF).

Những ngày tiếp theo, áp thấp nhiệt đới theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 7h ngày 17/10, tâm bão ở cách đất liền khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên khoảng 150 km về phía Đông, sức gió tối đa 75 km/h, cấp 8, giật cấp 10.

Hai đài khí tượng Nhật Bản và Hong Kong hiện chưa đưa tin về cơn áp thấp nhiệt đới này. Trong khi đó đài TSR của Đại học London cho biết áp thấp vừa vượt qua đất liền Philippines và sẽ mạnh lên thành bão trong những ngày tới.

Trước đó ngày 14/10, bão Nangka trước khi đổ bộ khu vực Thanh Hóa - Thái Bình đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới với sức gió 50 km/h, cấp 6. Bão Linfa mạnh cấp 8 (75 km/h) đổ bộ Quảng Nam - Quảng Ngãi gây mưa lớn cho khu vực.

Từ ngày 6 đến 13/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn. Tại Hà Tĩnh, mưa 150-400 mm; Quảng Bình 400-500 mm, Quảng Trị 800-1.500 mm; Thừa Thiên Huế 1.300-2.000 mm; riêng A Lưới 2.235 mm; Đà Nẵng 1.100 mm, Quảng Nam 900-1.200 mm, Quảng Ngãi 600-800 mm.

Cơ quan khí tượng ghi nhận, lượng mưa 10 ngày đầu tháng 10 tại Thừa Thiên Huế cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 2 đến 4 lần, A Lưới (Thừa Thiên Huế) là 5 lần, Khe Sanh (Quảng Trị) 6 lần.

Mưa to liên tục khiến lũ các sông vượt báo động 3, hơn 135.000 hộ dân bị ngập 0,3-3 m, gần 46.000 người phải sơ tán. Đến sáng 15/10, mưa lũ làm hơn 135.320 hộ dân bị ngập, 40 người chết, 8 người mất tích (chưa tính thiệt hại ở Rào Trăng 3 và Trạm Kiểm lâm 67).

Hiện nước rút nhanh, tỉnh Quảng Bình còn 2 điểm ngập, tỉnh Quảng Trị ngập 3 xã vùng trũng ven sông thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Thừa Thiên Huế ngập 4 xã thuộc các huyện Quảng Điền, Phú Vang.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News