Bạn muốn "bay" vòng quanh Mặt trăng? Hãy nhanh tay đăng ký với NASA!

Du hành vũ trụ rõ ràng dành cho các phi hành gia và sau này có thêm giới siêu giàu, nhưng NASA đã nghĩ ra cách để những người bình thường cũng có thể "bay" vào vũ trụ.

Bạn muốn bay vòng quanh Mặt trăng? Hãy nhanh tay đăng ký với NASA!
Tên của bạn có thể bay vòng quanh Mặt trăng trong một sứ mệnh lịch sử - (Ảnh: MIAMI HERALD)

"Bạn có thể gửi tên của mình lên Mặt trăng", các quan chức của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) viết trên Facebook. "Bằng cách nào? Hãy đăng ký tham gia để cùng gần 3 triệu "hành khách" bay quanh Mặt trăng trên tàu vũ trụ Orion thực hiện sứ mệnh Artemis 1 trong năm nay". 

Cụ thể, người dân có thể truy cập trang: https://www.nasa.gov/send-your-name-with-artemis để đăng ký.

Trang khoa học Phys.org dẫn thông báo của NASA cho biết sứ mệnh Artemis 1 là bước đầu tiên trong việc thiết lập "sự hiện diện lâu dài của con người trên Mặt trăng trong nhiều thập kỷ tới". 

"Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác thương mại và quốc tế để thiết lập sự hiện diện lâu dài đầu tiên trên Mặt trăng. Sau đó, chúng tôi sẽ sử dụng những gì chúng tôi ghi nhận được trên và xung quanh Mặt trăng để thực hiện bước tiếp theo là gửi các phi hành gia đầu tiên lên sao Hỏa", NASA thông tin.

Theo NASA, có 3 sứ mệnh Artemis gồm Artemis 1, 2, 3 để tìm hiểu Mặt trăng, như bản chất nguồn gốc và thành phần địa hóa của nó. Quan trọng hơn, các phi hành gia Artemis được sắp xếp để khám phá các vùng cực nam của Mặt trăng nhằm tìm kiếm băng nước - một yếu tố quan trọng cho sự hiện diện bền vững của con người trên "chị Hằng".

Artemis cũng sẽ mở đường cho việc thương mại hóa các chuyến bay lên Mặt trăng và khai thác các tài nguyên như nguyên tố đất hiếm và heli-3.

Sứ mệnh Artemis 1 (dự kiến phóng vào cuối năm 2022): Tàu vũ trụ Orion không có người sẽ quay quanh Mặt trăng và trở lại Trái đất.

Sứ mệnh Artemis 2 (dự kiến vào năm 2024): Tàu vũ trụ Orion hoàn chỉnh cùng phi hành đoàn sẽ du hành lên Mặt trăng và quay trở lại mà không hạ cánh.

Sứ mệnh Artemis 3 (dự kiến không sớm hơn năm 2025): Đưa 2 phi hành gia nam nữ đáp xuống gần vùng cực nam của Mặt trăng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiên thạch mạnh bằng 2 triệu tấn thuốc nổ đâm vào sao Mộc

Thiên thạch mạnh bằng 2 triệu tấn thuốc nổ đâm vào sao Mộc

Nghiên cứu mới hé lộ một thiên thạch nặng khoảng 4,1 triệu kg với đường kính 15 - 30 m lao xuống sao Mộc năm ngoái.

Đăng ngày: 20/06/2022
Giải pháp

Giải pháp "bè bong bóng" có thể giúp Trái đất hạ nhiệt

Cụm " bong bóng" trôi nổi phía trên Trái đất để phản chiếu ánh sáng Mặt trời có thể giúp đảo ngược hiện tượng ấm lên toàn cầu.

Đăng ngày: 20/06/2022
Vật thể ngoài hành tinh rơi xuống Pháp có thể làm đảo lộn lịch sử địa cầu

Vật thể ngoài hành tinh rơi xuống Pháp có thể làm đảo lộn lịch sử địa cầu

Một vật thể ngoài hành tinh nổi tiếng có thể phá vỡ các lý thuyết hình thành hành tinh hiện tại, viết lại lịch sử thuở sơ khai của Trái Đất.

Đăng ngày: 18/06/2022
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng " trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 18/06/2022
Giải mã tiểu hành tinh

Giải mã tiểu hành tinh "xanh nhất" Hệ Mặt trời

Tiểu hành tinh Phaethon có màu xanh lam đặc biệt nhiều khả năng do bay đến quá gần Mặt Trời và bị nung nóng ở mức nhiệt 800 độ C.

Đăng ngày: 18/06/2022
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 17/06/2022
Đi sau 2 năm, Trung Quốc đang vượt mặt Mỹ về khả năng thu thập năng lượng Mặt trời ngoài không gian

Đi sau 2 năm, Trung Quốc đang vượt mặt Mỹ về khả năng thu thập năng lượng Mặt trời ngoài không gian

Nếu thành công, các trạm năng lượng Mặt trời ngoài không gian có thể hoạt động liên tục bất kể ngày đêm hay điều kiện thời tiết.

Đăng ngày: 17/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News