Bạn sẽ bỏ ngay việc làm sạch thớt bằng nước rửa bát sau khi biết điều này
Khác với nồi niêu, xoong chảo, thớt là dụng cụ nhà bếp không thể rửa sạch hoàn toàn bằng nước rửa bát thông thường.
Hàng ngày, chúng ta vẫn dùng thớt để sơ chế rất nhiều loại thực phẩm khác nhau - rau củ quả, thịt, cá tươi sống - điều này khiến cho thớt trở thành vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mọi nhà. Chính vì lí do đó, cũng dễ hiểu tại sao việc giữ vệ sinh cho thớt lại rất quan trọng và được nghiên cứu một cách kĩ càng.
Thớt là vật dụng thiết yếu trong nhà bếp đòi hỏi phương pháp làm sạch đặc biệt.
Theo một số báo cáo, người ta tìm thấy số lượng vi khuẩn có nguồn gốc từ phân cư trú ở thớt nhiều gấp đôi so với số lượng vi khuẩn đó ở bồn cầu nhà vệ sinh. Do đó, bạn phải đảm bảo chắc chắn là mình đã rửa thớt thật sạch sẽ.
Rửa thớt bằng nước rửa bát thông thường không phải là ý kiến hay.
Hầu hết chúng ta đều rửa thớt theo cùng cách với những vật dụng nhà bếp khác: bằng xà phòng rửa bát và nước.
Tuy nhiên, đây là sai lầm lớn, bởi lẽ dù đúng là nước rửa bát có thể hiệu quả với hầu như tất cả các bề mặt khác, nó không có tác dụng cho lắm đối với việc làm sạch mặt thớt.
Nếu bạn dùng thớt thái đồ sống, việc khử trùng cho thớt lại càng quan trọng.
Stephanie C, chủ trang web Expert Home Tips giải thích rằng nước rửa bát không đủ độ tẩy rửa để có thể xuyên qua bề mặt của thớt và làm sạch kĩ càng. Điều đó có nghĩa là những vi khuẩn có hại vẫn có thể tồn tại sâu trong các vết dao để lại trên mặt thớt và khiến bạn mắc bệnh.
Thay vào đó, bạn nên dùng một thứ có độ tẩy rửa mạnh hơn. Stephanie đưa ra lời khuyên rằng: “Hãy ngâm thớt bằng nước tẩy sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo chúng được khử trùng cẩn thận, từ đó ngăn chặn mối nguy hại từ việc lây nhiễm vi khuẩn".
Vi khuẩn trú ngụ trong các đường dao để lại trên mặt thớt có thể làm mầm bệnh nguy hại đến sức khỏe.
Nếu bạn không có thuốc tẩy, trang web Food Network cũng khuyên dùng việc khử trùng thớt gỗ với chất oxy già 3%, bằng cách đổ lên bề mặt thớt dung dịch trên và để đó trong vài phút trước khi dùng miếng giẻ rửa bát cọ sạch.
Cũng cần lưu ý rằng một nguyên tắc cơ bản là không nên dùng thớt gỗ để thái thịt sống, mà thay vào đó là dùng thớt nhựa vì chúng không dễ bị nứt như thớt gỗ. Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên dùng chanh kết hợp với muối để khử mùi hôi ở thớt.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
