Bảo tàng Anh ra tuyên bố mới về giới tính của Hoàng đế La Mã
Bảo tàng North Hertfordshire ở Hitchin (Anh) gần đây đã tuyên bố Hoàng đế La Mã Elagabalus là người chuyển giới.
Tờ Telegraph (Anh) ngày 20/11 đã đưa thông tin trên. Hoàng đế Elagabalus trị vì từ năm 218 sau Công nguyên cho đến khi bị ám sát ở tuổi 18 vào năm 222.
Đồng xu được đúc dưới thời trị vì của Hoàng đế Elagabalus do Bảo tàng North Hertfordshire lưu giữ. (Ảnh: New York Post).
Ông Cassius Dio, người chép biên niên sử La Mã cho biết, Hoàng đế Elagabalus đã yêu cầu người tình gọi ông là “quý bà”. Bên cạnh đó, vị hoàng đế này còn thường mặc đồ nữ giới và trang điểm. Theo nhà sử học Cassius Dio, Hoàng đế Elagabalus được gọi là "vợ, tình nhân, hoàng hậu” và ông từng thủ thỉ với người tình rằng “đừng gọi ta là Chúa, vì ta là một quý bà”.
Biên niên sử cũng có đoạn cho biết Hoàng đế Elagabalus đã yêu cầu các bác sĩ thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính và hứa trao họ số tiền lớn.
Bảo tàng North Hertfordshire có lưu giữ một đồng xu được đúc dưới thời trị vì của Hoàng đế Elagabalus. The Telegraph cho hay đồng xu này đã được sử dụng trong các cuộc triển lãm theo chủ đề LGBTQ (cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới và xu hướng khác).
Bình luận về vấn đề này, ủy viên hội đồng đảng Dân chủ Tự do Keith Hoskins, nói với tờ Telegraph: “Elagabalus chắc chắn thích đại từ ‘bà’ hơn và vì vậy đây là điều chúng tôi nhắc đến khi thảo luận về bà trong thời hiện đại”.
Tuy nhiên, một số nhà sử học đã bày tỏ nghi ngờ về độ tin cậy trong tuyên bố của Cassius Dio bởi ông là người chép sử phục vụ Hoàng đế Severus Alexander, nhân vật kế vị Elagabalus.
Giáo sư Andrew Wallace-Hadrill tại Đại học Cambridge nói rằng người La Mã thường coi cáo buộc có hành vi tình dục như phụ nữ là một trong những lời xúc phạm tồi tệ nhất đối với đàn ông. Ông cũng nhấn mạnh rằng vì Hoàng đế Elagabalus là người gốc Syria chứ không phải người La Mã nên đã có thành kiến về chủng tộc ở đó.
Còn rất ít bằng chứng về triều đại của Hoàng đế Elagabalus, ngoài các ghi chép của Cassius Dio. Bản thân Cassius Dio thừa nhận ông đã dành phần lớn thời gian liên quan đến thời kỳ Hoàng đế Elagabalus ở ngoài Rome và phải dựa vào thông tin cũ. Một nhân vật đương thời khác là Herodianus, cũng ghi lại triều đại ngắn ngủi của Hoàng đế Elagabalus, nhưng được cho là ít thành kiến hơn. Các nhà nghiên cứu số học và khảo cổ học đã chứng thực ghi chép của Herodianus.

Cận cảnh bức tranh khảm quý hiếm, rõ nét nhất mô tả cuộc chiến thành Troy
Các nhà khoa học phát hiện ra bức tranh khảm rõ ràng nhất từ trước đến nay mô tả cuộc chiến thành Troy trong thần thoại Hy Lạp.

Phát hiện loài "vượn khủng bố" - một trong những loài vượn lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất
Đây là một loài vượn cổ đại có trọng lượng gần 50kg, từng sinh sống ở châu Phi, đặc biệt là Nam Phi và Ethiopia.

Động đất làm báu vật 1,3 tấn hiện ra giữa trường đại học
Một báu vật kinh dị và khổng lồ từ nền văn minh Aztec cổ đại đã xuất hiện khi trận động đất làm hư hỏng một tòa nhà trong khuôn viên 1 trường đại học thuộc địa phận thủ đô Mexico City

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.
