Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu

Một sinh vật biển sâu phát hiện ở vùng biển ngoài khơi phía đông nam Australia khiến cư dân mạng bối rối sau khi hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội. Ngoại hình xấu xí của nó trông giống như một thứ gì đó trong một bộ phim kinh dị.

Ngư dân Jason Moyce đã phát hiện ra sinh vật có ngoại hình kinh dị trong một chuyến đi biển. Anh cho biết đây là sinh vật biển "xấu xí nhất" mà anh từng thấy sau nhiều năm đi biển trong đời.


"Đây là con cá xấu xí nhất mà tôi từng thấy", Jason Moyce cho biết.

Jason Moyce có biệt danh trên mạng xã hội là Trapman Bermagui, đã phát hiện con "quái vật" ngoài khơi bờ biển thành phố Bermagui.

Sinh vật lạ có đôi mắt lồi, nhiều gai trên khuôn mặt và một số đặc điểm kỳ dị khác. Con cá có thân hình màu hồng, cái miệng rộng chiếm gần trọn khuôn mặt và hàm răng sắc nhọn.

Sau khi chia sẻ bức ảnh trên mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm của cư dân mạng.

Jason Moyce và cả thuyền trưởng con thuyền anh đi đều không biết đó là sinh vật gì.

"Tôi không chắc đây có phải là cá giọt nước blobfish hay không. Nó thường sống ở vùng nước sâu, phía đông ngoài khơi Bermagui. Tôi thấy đây là con cá xấu xí nhất mà tôi từng thấy", Jason Moyce cho biết.

Con cá mà Jason Moyce bắt được ở vùng nước sâu 540 mét, nặng khoảng 4kg.

James Maclaine, người quản lý phần cá tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, Anh cho biết: "Nó trông rất giống một con cá họ Lophiidae. Con cá có cần mà nó sử dụng để bắt con mồi, ở giữa hai mắt của nó".

"Chắc chắn đây là cơn ác mộng", "Tôi nghĩ đó là loài cá cần câu, nhưng tất cả chúng đều có ngoại hình khá đáng sợ và rùng rợn", "Hãy đưa cá trở lại môi trường sống quen thuộc của nó", "Khuôn mặt quá kinh dị"... cư dân mạng bình luận.

Theo một số chuyên gia, cá giọt nước blobfish là một loài cá biển sâu thuộc họ Psychrolutidae. Nó sinh sống ở vùng nước sâu ngoài khơi bờ biển của Australia và Tasmania, hoặc vùng biển của New Zealand.

Cơ thể cá thường ngắn, chỉ khoảng 30 cm, sống ở độ sâu từ 600 đến 1.200 mét, nơi áp suất lớn hơn 60 đến 120 lần so với mực nước biển.

Mặc dù, có nhiều gợi ý khác nhau để tìm xem đây là loài cá nào, nhưng hiện tại, vẫn chưa ai biết chính xác loài sinh vật biển "xấu xí nhất" thực sự là gì, đó vẫn còn là một bí ẩn chưa lời giải.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Cần thủ kéo lên con cá kỳ lạ với mắt lồi, dạ dày lòi ra khỏi miệng: Đây là hiện tượng gì?

Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau về cá rô biển bị barotrauma

Đăng ngày: 29/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News