Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Cùng hiểu hơn về khả năng "thần thánh" leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút của loài dê.

  • Trí nhớ dài hạn của loài dê
  • Loài dê đã đi xuyên lục địa cách đây 10.000 năm

Khả năng leo núi của loài dê

Là một trong những loài động vật đầu tiên được thuần chủng và gắn bó rất sớm với loài người, dê là biểu tượng phổ biến ở cả nền văn hóa phương Đông (tuổi Mùi - 12 con Giáp) và phương Tây (Ma Kết - 12 cung Hoàng đạo).

Loài động vật này còn nổi tiếng vì khá nhiều biệt tài như thông minh, nhanh nhẹn, có khả năng thức trắng đêm liên tục mà không cần nghỉ ngơi.

Tuy nhiên, một trong những điểm mạnh ít được biết tới của dê chính là khả năng leo trèo vô địch, tốt hơn nhiều lần so với các loài động vật họ mèo như hổ, báo và mèo.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Đối với các loài dê hoang dã, chúng có sở thích kì quặc là leo trèo trên những vách đá hẹp chênh vênh và dốc đứng. Đặc biệt, dê núi (loại dê chỉ sinh sống ở Bắc Mỹ) còn có khả năng leo núi đá cao gần 457m chỉ trong vòng 20 phút.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Sở dĩ chúng có biệt tài như vậy là bởi dê sở hữu cấu tạo cơ thể đặc biệt bẩm sinh, giúp loài động vật này trở thành bậc thầy về leo trèo.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Đầu tiên phải kể tới phần móng guốc chẵn, chẻ đôi thành 2 phần với các cạnh chắc chắn và cứng cáp. Ở giữa bộ móng guốc có khoảng trống đủ rộng và phần đệm thịt êm ái.

Guốc đôi giúp loài vật này có khả năng giữ thăng bằng tốt, đặc biệt ở địa hình hiểm trở và phần đệm thịt đóng vai trò giống lớp đế cao su tăng độ ma sát, bám chắc vào những diện tích tiếp xúc dù nhỏ nhất.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Tương tự như lạc đà, dê thuộc bộ Artiodactyla có đặc điểm cấu tạo xương mắt cá chân rất linh hoạt, hỗ trợ di chuyển nhanh và giữ thăng bằng tốt ở địa hình hiểm trở.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Một đặc điểm khác giúp dê có thể leo trèo thuận lợi chính là cơ thể rắn chắc và rất “cơ bắp”. Phần thân trước của dê rất chắc khỏe, đặc biệt là cơ vai, giúp chúng có thể kéo toàn bộ cơ thể lên phía trước khi leo trèo ở độ cao lớn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa thân sau của dê yếu ớt. Ngược lại, phần chi sau tuy không chắc khỏe bằng nhưng vẫn đủ mạnh mẽ để giúp chúng có những bước nhảy chính xác và nhanh gọn ở độ cao gần 4m.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Với cấu tạo cơ thể có thân trước mạnh mẽ hơn thân sau, địa hình bằng phẳng không phải là môi trường lí tưởng để chúng phát huy thế mạnh về tốc độ. Ngược lại, địa hình dốc, thậm chí thẳng đứng sẽ phù hợp với khả năng kéo - đẩy rất tốt của dê.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng, loài dê thích lựa chọn vách núi chênh vênh để di chuyển là bởi chúng muốn tránh khỏi sự đe dọa của những con thú săn mồi vẫn hay rình rập ở địa hình thông thường.

Ngoài ra, những cơn gió mạnh thổi qua vách đá trên núi thường làm bay lớp tuyết che phủ trên bề mặt và để lộ ra lớp cây cỏ chứa nhiều loại muối khoáng mà dê ưa thích.

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Bất ngờ trước khả năng leo núi của loài dê

Được thuần hóa từ khoảng năm 7000 – 10.000 TCN, dê là một trong những loài động vật xuất hiện sớm nhất trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, không vì vậy mà những chú dê ngày nay mất đi tập tính cũ của mình. Dê có đặc điểm là rất thông minh và dễ buồn chán nên bản năng leo trèo và hoạt động liên tục có cơ hội trỗi dậy. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu bạn bắt gặp một chú dê đứng cheo leo như "dính" trên tường như thế này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News