Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?

Trước khi siêu bão Usagi đổ bộ, bầu trời ở Philippines có màu đỏ sẫm hoặc hồng rực rất lạ, trông như thể được tô màu. Trời lặng gió, không gian rất tĩnh lặng trước cơn bão. Đây là hiện tượng gì và được giải thích thế nào?

Bão Usagi (ở Philippines gọi là bão Ofel) mạnh đỉnh điểm vào sáng 14/11, khi nó là siêu bão với sức gió duy trì là 185 km/h (cấp 16), gió giật 230 - 240 km/h (trên cấp 17), theo cơ quan khí tượng Philippines (PAGASA).

Đến trưa, nó giảm cường độ một chút, sức gió còn 175 km/h (cấp 15) trước khi đổ bộ vào thành phố Baggao (tỉnh Cagayan, Philippines) lúc 1h30’ (giờ địa phương, là 12h30’ trưa 14/11, theo giờ Việt Nam). Đây là cơn bão thứ 5 ảnh hưởng đến Philippines chỉ trong vòng 3 tuần.

Trước khi bão đổ bộ, các nhà chức trách đã vội vã sơ tán hàng ngàn người dân ở các khu vực bờ biển. Ở nhiều nơi, việc sơ tán là bắt buộc.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?
Lực lượng Phòng vệ Biển Philippines giúp sơ tán người dân ở tỉnh Cagayan vào sáng 14/11, trước khi siêu bão Usagi đổ bộ. (Ảnh: Lực lượng Phòng vệ Biển Philippines/ AFP).

Trong khi còn chưa có nhiều hình ảnh ở thời điểm bão đổ bộ (trong những cơn bão mạnh, thời tiết rất xấu và nguy hiểm nên đôi khi không thể có hình ảnh ngay), một số người ở Philippines đã đăng ảnh “sự yên ắng trước cơn bão”.

Ở thành phố Ocampo, tỉnh Camarines Sur, bầu trời lúc bình minh (khoảng 5h30’ sáng 14/11) có màu hồng lạ mắt. Còn ở tỉnh Albay, bầu trời lại đỏ rực trông khá đáng sợ.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?
Bầu trời màu đỏ rực ở khu vực núi lửa Mayon (tỉnh Albay, Philippines) vào sáng 14/11. (Ảnh: Nino Adonis Rebeta).

Theo trang Hệ thống Thời tiết Philippines và mục Thời tiết của kênh Click Orlando, một số chuyên gia giải thích, hiện tượng “bầu trời đỏ” này cho biết trong không khí có bụi và nhiều hơi nước. Nói một cách đơn giản, chúng ta nhìn thấy bầu trời màu đỏ vì màu đỏ có bước sóng dài hơn, vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi Mặt trời ở khá thấp thì bước sóng dài này đi được xa hơn, xuyên qua những bụi, khói và hạt nước li ti, còn những bước sóng ngắn hơn, như xanh da trời, bị phân tán.

Hiện tượng "bầu trời đỏ" (đôi khi là màu hồng) thường báo hiệu sắp có mưa hoặc thời tiết cực đoan (trong không khí nhiều hơi ẩm). Cho nên ở nước ta cũng hay nói “ráng đỏ thì mưa” là vì vậy.

Bầu trời đỏ rực ở Philippines trước khi siêu bão đổ bộ được giải thích thế nào?
Bầu trời màu hồng ở Ocampo (tỉnh Camarines Sur, Philippines) vào sáng 14/11. (Ảnh: Emm Suarez).

Ngoài ra, do bão hút không khí ấm và ẩm nên bên ngoài cơn bão, không khí khá khô ráo, trời lặng gió. Động vật thường cảm nhận được điều này nên cũng tìm nơi trú ẩn, giảm hoạt động và không phát ra nhiều âm thanh, khiến cả không gian tĩnh lặng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bơm kim cương vào khí quyển: Giải pháp làm mát Trái đất gây tranh cãi!

Bơm kim cương vào khí quyển: Giải pháp làm mát Trái đất gây tranh cãi!

Bơm kim cương vào khí quyển là phương pháp địa kỹ thuật giúp làm mát Trái đất nhờ khí dung.

Đăng ngày: 15/11/2024

"Vườn mưa" đô thị: Giải pháp xanh cho khí hậu và sức khỏe cộng đồng

Lịch sử cho thấy con người đã có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt, nhưng để đối phó với tương lai khí hậu nóng lên cần những giải pháp hợp tác và sáng tạo.

Đăng ngày: 14/11/2024
Sa mạc Trung Đông lần đầu tiên có tuyết kể từ khi thu thập dữ liệu

Sa mạc Trung Đông lần đầu tiên có tuyết kể từ khi thu thập dữ liệu

Sa mạc Al-Nafūd ở Al-Jawf lần đầu ghi nhận hiện tượng tuyết rơi, phủ trắng những cồn cát, thu hút đông người hiếu kỳ đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 13/11/2024
Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới áp sát bờ, miền Trung mưa đỉnh điểm

Bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới áp sát bờ, miền Trung mưa đỉnh điểm

Tối qua (11/11), bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiến về vùng biển Quảng Nam – Bình Định và bắt đầu gây mưa to cho đất liền các tỉnh Huế đến Phú Yên.

Đăng ngày: 12/11/2024
Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất

Hòn đảo Bắc Cực rộng 1,1 triệu m2 biến mất

Ảnh vệ tinh hé lộ rằng đảo Mesyatsev, vốn là một tảng băng lớn ở Bắc Cực, có thể đã tan chảy hoàn toàn do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 12/11/2024
Hạt vi nhựa xâm nhập vào mây ảnh hưởng đến thời tiết

Hạt vi nhựa xâm nhập vào mây ảnh hưởng đến thời tiết

Các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của các hạt vi nhựa đang ảnh hưởng đến sự hình thành mây, tác động đến thời tiết và khí hậu Trái đất.

Đăng ngày: 12/11/2024
Khi giới nhà giàu xài máy bay riêng phung phí, môi trường

Khi giới nhà giàu xài máy bay riêng phung phí, môi trường "gánh" còng lưng

Lượng khí thải carbon từ máy bay tư nhân của giới nhà giàu và nổi tiếng đang trở thành gánh nặng lớn đối với môi trường.

Đăng ngày: 11/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News