Bí ẩn hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà làm thay đổi không - thời gian
Hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà Sagittarius A*, đang quay rất nhanh và thay đổi không - thời gian quanh nó, một nghiên cứu mới cho hay.
Không - thời gian là một mô hình toán học kết hợp không gian ba chiều và 1 chiều thời gian để trở thành một không gian bốn chiều. Một nhóm các nhà vật lý đã quan sát hố đen Sagittarius A*, nằm cách Trái đất 26.000 năm ánh sáng bằng Đài quan sát tia X Chandra của NASA. Họ đã tính toán được tốc độ quay của Sagittarius A* bằng cách sử dụng phương pháp dòng chảy ra, quan sát sóng vô tuyến và phát xạ tia X được phát hiện trong vật chất và khí quanh hố đen, còn được biết tới là đĩa bồi tụ.
Các nhà nghiên cứu xác nhận hố đen đang quay gây ra hiệu ứng Lense-Thirring. Còn được gọi là hiệu ứng kéo khung, Lense-Thirring là những gì xảy ra khi một hố đen kéo không - thời gian theo vòng quay của nó, chủ nhiệm nghiên cứu Ruth Daly - Giáo sư Vật lý tại Đại học bang Pennsylvania cho hay.
Hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà Sagittarius A*. (Ảnh: NASA).
Theo bà, "với vòng quay này, Sagittarius A* đang thay đổi mạnh mẽ hình dạng không - thời gian ở khu vực xung quanh nó".
"Nếu một hố đen đang quay nhanh thì không - thời gian quanh nó không còn đối xứng. Hố đen đang quay kéo tất cả không - thời gian cùng với nó".
Theo Giáo sư Daly, việc thay đổi không - thời gian không đáng lo ngại nhưng việc làm rõ hiện tượng này rất hữu ích với các nhà thiên văn học.
"Đây là một công cụ tuyệt vời để hiểu về vai trò của hố đen trong sự hình thành và tiến hóa của thiên hà. Thực tế cho thấy, chúng là những thực thể năng động có thể quanh và tác động đến thiên hà. Điều này rất thú vị", bà Daly cho hay.
Vòng quay của hố đen có giá trị từ 0 đến 1 với 0 có nghĩa là hố đen không quay và 1 là giá trị quay tối đa. Trước đó chưa có sự nhất trí về giá trị quay cho Sagittarius A. Tuy nhiên, nhờ phương pháp dòng chảy ra - phương pháp duy nhất sử dụng thông tin từ dòng chảy ra và vật chất trong khu vực xung quanh hố đen, Sagittarius A* được xác định có giá trị quay từ 0,84 - 0,96 trong khi hố đen M87* nằm trong cụm thiên hà Xử Nữ cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng quay ở giá trị 1 (với độ không đảm bảo là cộng hoặc trừ 0,2).
Biết được khối lượng và sự quay của hố đen giúp các nhà thiên văn học hiểu được chúng hình thành và tiến hóa thế nào. Các hố đen hình thành do sự sáp nhập của các hố đen nhỏ hơn sẽ có giá trị quay thấp, Giáo sư về vũ trụ học Dejan Stojkovic tại Đại học Buffalo - người không tham gia vào nghiên cứu trên cho hay. Tuy nhiên, một hố đen được tạo thành với sự bồi tụ của khí xung quanh sẽ có giá trị quay cao.
Giá trị quay của Sagittarius A* cho thấy phần lớn khối lượng của nó đến từ sự bồi tụ.
"Câu hỏi liệu hố đen ở trung tâm thiên hà có quay hay không, hoặc nó quay nhanh như thế nào rất quan trọng", Giáo sư Stojkovic đánh giá.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời
Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng
Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn
Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.
