Bọ cạp thủy quái dài 1,1m hiện hình nguyên vẹn sau 303 triệu năm

Trong một phiến đá cổ xưa tại vùng châu thổ sông kỷ Than Đá đã được tìm thấy một con bọ cạp biển khổng lồ, thuộc về loài bọ cạp biển lớn đầu tiên được ghi nhận trên thế giới.

Theo Sci-News, loài bọ cạp biển kỳ lạ được đặt tên Hibbertopterus lamsdelli, tồn tại trong kỳ Kasimovian cuối thế Pennsylvanian của kỷ Than Đá.

Nó xuất hiện một cách nguyên vẹn đáng kinh ngạc như một "quái vật bị phong ấn" trong phiến đá cổ xưa thuộc mỏ đá Kinney, hạt Bernalillo, tiểu bang New Mexico - Mỹ. Vỉa đá nơi nó bị giam giữ trong khoảng 303-307 triệu năm là một vỉa đá chủ yếu có màu đất son, nhiều lớp, chứa các dạng đá vôi và là loại đá hay nắm giữ các hóa thạch.


Con bọ cạp biển khổng lồ được khai quật trong một mỏ đá ở New Mexico - (Ảnh: Historical Biology).

Sinh vật được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Simon Braddy từ Đại học Bristol (Anh) phân tích, cho thấy nó là một thành viên của họ Hibbertopteridae, một nhóm đã tuyệt chủng trong Bộ Eurypterida.

Bộ Eurypterida là một bộ cạp biển khổng lồ với khoảng 250 loài thuộc nhiều họ khác nhau. Con mới được khai quật có thể thuộc về loài lớn thứ tư với độ dài khoảng 1,1m. Loài lớn nhất của bộ này có độ dài cơ thể lên tới 2,5m.

Các nhóm khoa học gia đã phục dựng lại hình ảnh về một con bọ cạp biển có hình dáng khác biệt nhiều so với những gì chúng ta gọi là "bọ cạp" ngày nay, với phần thân nhiều khoang, cái đầu mang một chiếc mai như tấm khiên lớn và nhiều chân mọc từ vùng đầu, tua tủa gai nhọn.


Hình dáng được phục dựng qua ảnh của sinh vật - (Ảnh: Historical Biology).

Chúng sống ở các vùng sông, biển cổ đại. Dù các loài thủy quái này mang kích thước khổng lồ nhưng các nhà cổ sinh vật học cho rằng chúng không săn những con mồi lớn mà nằm dưới đáy và ăn những động vật giáp xác nhỏ và giun.

Cuộc sống dưới đáy nước được thể hiện qua việc đôi mắt nằm trên đỉnh của chiếc mai ở đầu.

Sinh vật kỳ lạ vẫn đang tiếp tục được phân tích. Các hiểu biết sơ bộ về nó vừa được công bố trên tạp chí khoa học Historical Biology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News