Bức tường 10km trên sa mạc ngăn lũ lụt do El Nino

Một bức tường sa mạc cổ đại ở phía bắc Peru được xây để bảo vệ đất trồng trọt quý giá và kênh đào khỏi những trận lụt do El Nino.

Bức tường 10km trên sa mạc ngăn lũ lụt do El Nino
Tàn tích tường đất dài 10km chạy xuyên qua sa mạc phía bắc Peru. (Ảnh: Gabriel Prieto)

Nhiều nhà khảo cổ cho rằng bức tường tên Muralla La Cumbre nằm gần Trujillo, được người Chimú xây dựng để bảo vệ đất đai khỏi các cuộc xâm lược của kẻ thù lâu đời là người Inca. Nhưng nghiên cứu mới nhất xác nhận giả thuyết bức tường đất dài 10 km chạy ngang qua sa mạc giúp ngăn chặn ngập lụt trong những giai đoạn ẩm ướt nhất trong chu kỳ thời tiết ở phía bắc Peru, Live Science hôm 26/6 đưa tin. Đó là thời kỳ El Nino bởi nó đem mưa lớn tới khu vực quanh dịp Giáng sinh vài năm một lần.

Dù El Nino đem hạn hán tới một số nơi trên thế giới, hiện tượng này cũng mang mưa lớn đến Ecuador và phía bắc Peru. Lũ lụt do El Nino đã diễn ra tại đó hàng nghìn năm qua và là mối đe dọa lớn đối với người Chimú, theo Gabriel Prieto, nhà khảo cổ học ở Đại học Florida. "Bình thường, lượng mưa hàng năm ở đó rất thấp, gần như không có mưa. Vì vậy, lượng mưa tăng cao sẽ gây nhiều thiệt hại", Prieto giải thích.

Vương quốc Chimor của người Chimú hình thành vào khoảng năm 900. Người Chimú thờ Mặt Trăng thay vì Mặt Trời như người Inca. Đất nước của họ bị người Inca xâm chiếm vào năm 1470, vài thập kỷ trước khi người Tây Ban Nha xuất hiện ở Nam Mỹ. Ngày nay, người Chimú chủ yếu được biết đến qua các món đồ gốm và đồ kim loại đặc trưng cũng như tàn tích của kinh đô Chan Chan.

Prieto kiểm tra đoạn tường La Cumbre cao 2,5m và nhận thấy nhiều lớp trầm tích lũ lụt chỉ có ở mặt phía đông, chứng tỏ công trình ra đời để bảo vệ đất trồng trọt của người Chimú ở phía tây, cạnh bờ biển. Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon các lớp thấp nhất hé lộ bức tường được xây vào khoảng năm 1100, có thể sau một trận lụt El Nino lớn ở thời kỳ đó. Bức tường chạy qua hai lòng sông bị ngập trong thời kỳ El Nino. Ngăn ngập lụt ở đất trồng trọt cũng giúp bảo vệ kinh đô Chan Chan nối liền qua mạng lưới kênh đào.

Prieto từng tìm thấy bằng chứng về hoạt động hiến tế trẻ em tập thể của người Chimú, bao gồm hài cốt của 76 nạn nhân ở Pampa La Cruz gần Huanchaco, cách Trujillo vài kilomet về phía tây bắc. Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon cho thấy một trong những lớp trầm tích dọc bức tường đến từ năm 1450, trùng với thời gian hiến tế hơn 140 trẻ em và 200 con lạc đà. Theo ông, người Chimú biết nguy cơ của ngập lụt do El Nino xảy ra vài năm một lần. Do đó, tầng lớp thống trị xã hội tranh thủ thiên tai để củng cố quyền lực bằng hoạt động hiến tế.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quét laser, hàng trăm “bóng ma” Maya 1.800 tuổi hiện ra giữa rừng

Quét laser, hàng trăm “bóng ma” Maya 1.800 tuổi hiện ra giữa rừng

Kỹ thuật LiDAR đã hé lộ một cụm cấu trúc vĩ đại bao gồm kim tự tháp cao đến 25m giữa rừng rậm Mexico, thuộc về thành phố Maya đã mất tích 1.000 năm nay.

Đăng ngày: 27/06/2023
Phát hiện vương miện 6000 năm tuổi cổ xưa nhất thế giới

Phát hiện vương miện 6000 năm tuổi cổ xưa nhất thế giới

Các nhà khoa học phát hiện vương miện khoảng 6.000 năm tuổi, hình dạng giống chiếc nhẫn dày, trong một hang động ở sa mạc Judea vào năm 1961.

Đăng ngày: 27/06/2023
Lộ diện loài người cổ

Lộ diện loài người cổ "ăn thịt người", từng sống cùng tổ tiên chúng ta

Một loài người cổ từng chung sống hòa bình với tổ tiên Homo sapiens chúng ta, thậm chí hôn phối dị chủng và cùng nhau phát triển nhiều kỹ thuật, hóa ra có những tập tục rất rùng rợn.

Đăng ngày: 26/06/2023
Lộ diện đài thiên văn 4.500 tuổi do các ngôi mộ ghép thành

Lộ diện đài thiên văn 4.500 tuổi do các ngôi mộ ghép thành

" Đài thiên văn tử thần" vừa được khai quật ở Hà Lan gồm những gò đất chứa hài cốt được căn chỉnh chuẩn xác với hoạt động của các thiên thể, cùng dấu tích của các nghi lễ bí ẩn.

Đăng ngày: 26/06/2023
Trục vớt xác thuyền khâu tay cổ xưa nhất Địa Trung Hải

Trục vớt xác thuyền khâu tay cổ xưa nhất Địa Trung Hải

Xác thuyền khâu thủ công khoảng 3.000 năm sắp được trục vớt ở ngoài khơi vịnh Zambratija, Croatia, để các nhà khoa học có thể nghiên cứu kỹ hơn.

Đăng ngày: 25/06/2023
Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài

Bàn tay có điểm này, bạn có thể mang dòng máu người khác loài

Một nghiên cứu mới dẫn đầu bởi chủ nhân giải Nobel Y sinh năm 2022 phát hiện " bệnh Viking" thực ra là di sản của những cuộc hôn phối dị chủng của tổ tiên chúng ta với người khác loài Neanderthals.

Đăng ngày: 25/06/2023
Hoá thạch 400 triệu năm làm thay đổi suy nghĩ về xoắn ốc Fibonacci

Hoá thạch 400 triệu năm làm thay đổi suy nghĩ về xoắn ốc Fibonacci

Hóa thạch thực vật từ hơn 400 triệu năm trước có cấu trúc không theo quy luật nào, không giống đa số thực vật hiện nay tuân theo đường xoắn ốc Fibonacci.

Đăng ngày: 25/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News