Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm

Cá mập tấn công khiến hai người trên thuyền bị hất xuống nước và mất 35 phút để tự bơi vào bờ.

Cá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cmCá mập cắn thủng thuyền để lại dấu răng dài 60 cm
Dấu răng cá mập trên thuyền kayak của Daniel Sullivan và con trai. Ảnh: Hawaii DLNR.

Daniel Sullivan cùng con trai Tristan đi thuyền kayak ra biển từ phía tây đảo Maui, quần đảo Hawaii, để ngắm cá voi hôm 3/2. Trong chuyến đi, họ chụp ảnh được hai con cá heo và một đàn cá voi. Tuy nhiên, khoảng 5 phút sau khi Daniel chụp ảnh, cá mập xuất hiện và bơi về phía chiếc thuyền.

"Cá mập cắn vào thuyền ở vị trí cách chân tôi chỉ vài cm, khiến chúng tôi nghiêng về bên phải và ngã xuống ngay cạnh con vật", Daniel kể lại. Anh dùng mái chèo đập nó và cảnh báo con trai rằng một con cá mập đã đâm trúng thuyền, không phải cá voi.

Hai bố con trèo lên nhưng lại bị cá mập hất xuống nước lần nữa. Lần này, Daniel thấy vết răng lớn dưới đáy thuyền và nước đang tràn vào. Daniel và Tristan nhận ra thuyền đang chìm dần và buộc phải bỏ nó. Trong lúc bơi, cả hai vẫn nghe thấy tiếng cá mập tấn công thuyền ở phía sau.

Daniel và Tristan mất 35 phút để bơi vào bờ. Họ cầm theo điện thoại, chìa khóa và camera. Daniel thử gọi 911 nhưng điện thoại đã hết pin. Vì vậy hai bố con phải tự bơi vào bờ, đôi khi tạm nghỉ để lấy sức.

"Tôi biết cá mập ở ngay gần và có thể dùng camera làm vũ khí. Tôi không rõ mình đã sống sót như thế nào, nhưng thật mừng vì hai bố con đều không sao", Daniel chia sẻ. Anh cho biết, họ đã cố ra hiệu với một con thuyền đi ngang qua nhưng thuyền không dừng lại để giúp đỡ.

Sở Tài nguyên Thiên nhiên và Đất Hawaii (DLNR) đóng cửa các bãi biển sau sự việc và mở lại vào trưa hôm 4/2. DLNR đang phân tích mẫu vật lấy từ thuyền kayak để xác định xem con vật thuộc loài cá mập nào. Daniel ước lượng nó dài 3 - 4 m. Vết cắn để lại trên thuyền dài gần 60 cm, rộng 40 cm.

"Miêu tả của cha con Sullivan và các đặc điểm của vết cắn đều phù hợp với cá mập trắng. Chúng tôi sẽ xác định được chắc chắn nếu có thể thu thập và phân tích mẫu ADN từ thuyền kayak", Carl Meyer, chuyên gia tại Viện Sinh học Biển Hawaii, cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân bắt được tôm hùm vàng siêu quý hiếm

Ngư dân ở Tenants Harbor, bang Maine, Mỹ, đã tặng một con tôm hùm vàng quý hiếm cho Trung tâm Khoa học Hàng hải của Đại học New England ở thành phố Biddeford.

Đăng ngày: 06/02/2021
Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Lần đầu ghi âm tiếng cá đuối nghiền nát vỏ ốc dưới nước

Dựa vào âm thanh phát ra, các nhà khoa học có thể xác định cá đuối ó sao đang ăn thịt loài động vật thân mềm nào.

Đăng ngày: 01/02/2021
Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Thế giới đã mất 70% số cá mập chỉ trong 50 năm

Loài cá mập đang trải qua một quãng thời gian thật sự tồi tệ.

Đăng ngày: 31/01/2021
Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Chiến thuật săn mồi mới của cá voi Eden phù hợp với vùng biển ô nhiễm và giúp chúng tiết kiệm nhiều sức lực.

Đăng ngày: 30/01/2021
Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Sự dâng trào của vật chất ở sâu bên dưới vỏ Trái Đất đang đẩy Bắc Mỹ và Nam Mỹ tách ra xa khỏi châu Âu và châu Phi.

Đăng ngày: 30/01/2021
Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: tốc độ 1/6000 giây cho một cú đớp.

Đăng ngày: 27/01/2021
Cá đuối đại bàng ở New Zealand sinh con dù không giao phối

Cá đuối đại bàng ở New Zealand sinh con dù không giao phối

Các nhà khoa học cho biết con cá con có thể là kết quả của quá trình sinh sản vô tính hoặc cá mẹ có thể đã lưu trữ tinh trùng từ lần giao phối cuối cùng với con đực.

Đăng ngày: 25/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News