Các di tích cổ đại Iraq trước nguy cơ bị cát vùi lấp

Các di tích cổ đại Iraq đã vượt qua được hàng nghìn năm và các cuộc chiến tranh, nhưng nay lại đang đối mặt với mối đe dọa của thời hiện đại.

Theo đó, các di tích cổ đại Iraq đối mặt với nguy cơ bị tàn phá và vùi lấp dần trong các trận bão cát có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Sau một thập kỷ bão cát dữ dội, thành phố Umm al-Aqarib của người Sumer cổ đại đang bị cát vùi lấp khá nhiều. Thành phố cổ đại này có từ khoảng năm 2.350 trước Công nguyên, rộng hơn 5km2.

Các di tích cổ đại Iraq trước nguy cơ bị cát vùi lấp
Biến đổi khí hậu khiến các di chỉ khảo cổ biến mất dần dưới các trận bão cát.

Các di chỉ khảo cổ huyền thoại của nền văn minh Babylon ở Iraq, đã được các nhà khảo cổ bỏ nhiều công sức khai quật, nay lại biến mất dần dưới các trận bão cát.

Ông Aqeel al-Mansrawi, nhà khảo cổ học Iraq, nói: "Các thay đổi do biến đổi khí hậu gần đây đã ảnh hưởng lớn đến khu di tích này. Phần lớn khu di tích đã bị cát che phủ do hậu quả của hạn hán và thiếu cây trồng ở các khu vực xung quanh".

Iraq là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Năm 2022, hàng chục trận bão cát đã hoành hành ở nước này, nhuộm màu da cam cả bầu trời, làm ngưng trệ cuộc sống hàng ngày, người dân bị khó thở.

Khi bão cát qua, cơn bão để lại các lớp cát phủ lên mọi thứ, kể cả các công trình của người Sumer mang tên "Mẹ của các bọ cạp" ở tỉnh sa mạc Dhi Qar, miền Nam Iraq.

Các nhà khảo cổ học ở Iraq trước đây thường cố gắng xúc cát khỏi các di chỉ, nhưng nay lượng cát đã quá lớn, khiến họ chẳng thể làm được gì.

Ông Aqeel al-Mansrawi cho biết: "Với tốc độ tăng ghê gớm của vùng cát lún ở khu vực này, có lẽ 10 năm nữa, 80 - 90% các điểm khảo cổ sẽ bị vùi lấp".

Vùng đất huyền thoại nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates đã nuôi dưỡng những nền văn minh sớm nhất của thế giới, nhưng hiện nhiệt độ có thể lên đến 50oC vào mùa hè, gây ra hạn hán, khiến nông dân và các vật nuôi ăn cỏ không còn sinh sống ở đây được nữa. Đất trở nên lỏng, rời rạc ra vì thiếu cây trồng và rễ cây trồng giữ đất.

Trong quá khứ, mối đe dọa lớn nhất đối với các di tích là nạn ăn trộm cổ vật, nhưng nay chính biến đổi khí hậu, mà cụ thể là tình trạng sa mạc hóa, đang là mối đe dọa lớn không kém.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mexico phát hiện bảng tính điểm thể thao có niên đại hơn 1.000 năm

Mexico phát hiện bảng tính điểm thể thao có niên đại hơn 1.000 năm

Các nhà khảo cổ Mexico vừa tìm thấy một bảng tính điểm bằng gốm dùng trong một môn thể thao cổ đại tại di chỉ khảo cổ nổi tiếng Chichen Itza nằm ở khu vực Đông Nam nước này.

Đăng ngày: 19/04/2023
Tìm thấy bộ xương dơi lâu đời nhất thế giới lên tới 52 triệu năm

Tìm thấy bộ xương dơi lâu đời nhất thế giới lên tới 52 triệu năm

Bộ xương dơi được khai quật ở Green River Formation, tiểu bang Wyoming, Mỹ là bộ xương lâu đời nhất từng được ghi nhận và thuộc về loài dơi mới phát hiện Icaronycteris gunnelli.

Đăng ngày: 17/04/2023
Bí ẩn về bữa ăn cuối cùng được phát hiện trong ngôi mộ 2.500 tuổi

Bí ẩn về bữa ăn cuối cùng được phát hiện trong ngôi mộ 2.500 tuổi

Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dụng cụ nấu ăn, bếp và than tàn bên trong một ngôi mộ nguyên vẹn ở Ý.

Đăng ngày: 15/04/2023
Tìm thấy phát minh

Tìm thấy phát minh "hiện đại" trong kho báu 20.000 năm tuổi

Một thứ tiện lợi tưởng chừng là phát minh của người hiện đại đã xuất hiện bất ngờ trong cuộc khai quật một di chỉ thời đại đồ đá của của Tây Ban Nha, nơi hé lộ hàng loạt kho báu khảo cổ.

Đăng ngày: 14/04/2023
Sợi tóc 3.000 năm tiết lộ một sự thật về người châu Âu cổ đại

Sợi tóc 3.000 năm tiết lộ một sự thật về người châu Âu cổ đại

Những sợi tóc từ thời đại đồ đồng đã tiết lộ bằng chứng trực tiếp đầu tiên về việc sử dụng ma túy ở châu Âu.

Đăng ngày: 14/04/2023
Tìm ra phần cơ thể chưa từng biết của quái thú lớn nhất mọi lục địa

Tìm ra phần cơ thể chưa từng biết của quái thú lớn nhất mọi lục địa

Lần đầu tiên " dung nhan" của siêu quái thú lớn nhất từng bước đi trên Trái đất được tiết lộ đầy đủ thông qua một hộp sọ khổng lồ vừa được khai quật tại Hệ tầng Winton ở bang Queensland nước Úc.

Đăng ngày: 13/04/2023
Đền thờ “ma” hiện ra giữa biển, bàn thờ nguyên vẹn sau 2.000 năm

Đền thờ “ma” hiện ra giữa biển, bàn thờ nguyên vẹn sau 2.000 năm

Những tấm cẩm thạch tuyệt đẹp từ đền thờ " ma" của Vương quốc Nabataean cổ đại đã được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Pozzuoli thuộc Bán đảo Phlegrean ở vùng Campania nước Ý.

Đăng ngày: 13/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News