Các nhà khoa học Nhật thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ

Con người vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thứ gọi là máu nhân tạo để giúp điều trị chấn thương dễ dàng hơn. Tuy nhiên làm sao để tạo ra máu nhân tạo có thể mang theo oxy và an toàn với con người vẫn là một mục tiêu xa vời với khoa học hiện nay.

Đã từng có nhiều nghiên cứu về chất thay thế máu dựa vào huyết sắc tố. Mặc dù các nghiên cứu đó được đánh giá rất hứa hẹn nhưng thực tế đã chứng minh chúng rất độc hại với các cơ quan trong cơ thể người.


Các nhà khoa học Nhật đã chế tạo ra tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhân tạo.

Tất nhiên, các nhà khoa học chưa bao giờ ngừng nuôi hy vọng tìm được một chất thay thế máu và tiểu cầu để cứu sống con người. Và trong một nỗ lực tìm kiếm như vậy, các nhà khoa học Nhật Bản đã bắt đầu nhìn thấy "ánh sáng nươi cuối con đường".

Theo nhật báo Asahi Shimbun, các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Y quốc phòng Nhật Bản đã phát triển và thử nghiệm thành công máu nhân tạo trên thỏ.

Nhóm nghiên cứu của tiến sỹ người Nhật gồm: Kohsuke Hagisawa, Manabu Kinoshita, Masato Takikawa, Shinji Takeoka, Daizoh Saitoh, Shuhji Seki và Hiromi Sakai là những người đã chế tạo ra tế bào hồng cầu và tiểu cầu nhân tạo. Chúng bao gồm các chất mang oxy và chất cầm máu, tất cả được gói gọn trong các túi gọi là liposome. Khi họ truyền máu cho những con thỏ bị thương nặng, sáu trong số mười con thỏ đã sống sót. Đó là một tỷ lệ sống tương đối cao đối với những con thỏ được truyền một loại máu không phải là máu thực sự.

Đặc biệt những con thỏ được truyền máu cũng không có hiện tượng đông máu hay bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào khác.


Máu nhân tạo có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong hơn một năm và không phụ thuộc nhóm máu.

Thông thường các tế bào hồng cầu mang oxy chỉ có thể lưu trữ được ở nhiệt độ thấp trong khoảng 20 ngày. Trong khi tiểu cầu chỉ có thể tồn tại ở nhiệt độ phòng trong khoảng tối đa 4 ngày. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên cấp cứu cũng không thể tiến hành truyền máu mà không biết nhóm máu của bệnh nhân.

Nhưng với máu nhân tạo này, nó có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng trong hơn một năm và không phụ thuộc nhóm máu. Nếu được thương mại hóa, các bệnh viện có thể sử dụng nó để truyền cho bệnh nhân mà không lo tình trạng thiếu máu, qua đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

Phó giáo sư Manabu Kinoshita thuộc Đại học Y quốc phòng của Nhật Bản cho biết: "Có những hòn đảo xa xôi và những khu vực khác không thể tiếp cận và phân phối máu được. Với máu nhân tạo, chúng ta có thể cứu sống được những người trước đây tưởng chừng không thể cứu được".

Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Transfusion của Hiệp hội Ngân hàng Máu nước Mỹ mới đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News