Cách phân biệt stress tốt và stress xấu

Bác sĩ Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Y học Dân tộc TP HCM, cho biết stress bao gồm tất cả áp lực của cuộc sống, ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần. Nguyên nhân do môi trường sống, vấn đề tình cảm và cuộc sống cá nhân.

Stress có hai mặt tốt và xấu, tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng.

  • Stress tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn xem chúng như một thử thách trong thời gian ngắn. Đây là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc bạn phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua. "Stress tốt được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách", bác sĩ Hùng nói.
  • Ngược lại, stress xấu đến một cách dữ dội khi cơ thể đang yếu đuối, gây bệnh tật, suy kiệt, trầm cảm, khiến bạn có ý nghĩ và hành động tự hại bản thân như tự tử.


Trải qua stress, con người sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. (Ảnh: Bu Today).

Khi cơ thể stress, vùng dưới đồi não và tuyến thượng thận tiết ra hormone giải phóng năng lượng và chuẩn bị tình huống "chiến đấu hay trốn chạy". Lúc này tim sẽ đập nhanh, phổi thở nhanh nông bằng ngực, đồng tử mở rộng, tuyến lệ bị ức chế, toát mồ hôi, máu dồn lên não, ăn không ngon, ngủ không yên...

Bác sĩ Hùng cho biết biểu hiện stress xấu thường là những rối loạn về hành vi và cảm xúc. Họ hay khó chịu, dễ tức giận, buồn bã, khóc vô cớ, thờ ơ trước các cuộc vui, có khuynh hướng thu mình lại, không muốn tiếp xúc nhiều người.

"Người bị stress không tập trung vào công việc, vội vàng, luôn chỉ trích người khác, hay quên, ăn quá nhiều, thậm chí có ý định muốn chết".

Stress khi chuyển thành xấu gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đi cầu nhiều lần, ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ quan sinh dục, xuất tinh sớm. Nếu bệnh nhân không vượt qua được lâu dần sẽ mất trí nhớ, mãn dục, mãn kinh, lão hóa sớm. Nhiều người có thể mắc bệnh suy giáp, vô sinh, nguy hiểm hơn khiến tế bào đột biết và gây ra bệnh ung thư.

Để vượt qua stress, bác sĩ Hùng nhấn mạnh hai quan điểm "sống chậm và "biết đủ là đủ" để an vui, hạnh phúc. Học cách buông bỏ để giảm căng thẳng, giảm áp lực để tồn tại.

Mọi người, nhất là những ai hay chịu áp lực về công việc nên lập kế hoạch cho mình theo tuần, tháng và hàng năm. Trong đó, sử dụng 70-80% cho thời lượng cho công việc, thời gian còn lại hãy dành cho bản thân để thiền định, tập thể dục cải thiện hệ miễn dịch, khiến tinh thần trở nên dẻo dai, mạnh khỏe. Từ đó, chúng ta có thể biến stress xấu thành stress tốt dễ dàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News