Căn hầm "chống Tận thế" của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế

Căn hầm được xây để "chống Tận thế" nhưng chẳng thể tồn tại được đến ngày đó. Và lý do thì... đoán xem? Lại là biến đổi khí hậu!

Tại bán đảo Svalbard của Na-Uy, gần khu vực băng giá vĩnh cửu tại Bắc Cực có một công trình hiết sức đặc biệt. Đó là căn hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV), bên trong chứa gần 2,2 triệu loại ngũ cốc, được xây dựng để bảo vệ và dự trữ nòi giống của các loài thực vật quan trọng nhất khi Tận thế xảy ra.

Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế
Hầm hạt giống toàn cầu Svalbard Global Seed Vault (SGSV).

Toàn bộ hạt giống được trữ ở nhiệt độ -18°C, với mức tiếp xúc oxy tối thiểu nhằm làm chậm lại quá trình tấn công của thời gian. Nơi xây dựng căn hầm nằm ngoài tầm ảnh hưởng của chiến tranh, gần như không chịu ảnh hưởng từ thảm họa thiên nhiên, thậm chí nếu có thì nó cũng chống chọi lại những thảm họa ở cấp độ lớn.

Và nói tóm lại, đây là căn hầm dành cho ngày Tận thế, được xây dựng vì sự sống còn của nhân loại.

Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế
Biến đổi khí hậu sẽ khiến hầm tận thế khó mà sống sót được đến ngày Tận thế.

Thế nhưng mới đây, chính phủ Na-Uy đã đưa ra thông báo rằng kế hoạch cuối cùng của nhân loại đang có nguy cơ đổ bể, bởi bán đảo Svalbard đang chịu hậu quả nghiêm trọng từ quá trình biến đổi khí hậu.

Cụ thể, trong vòng 25 năm kế tiếp, nhiệt độ tại bán đảo này được dự kiến tăng khoảng 10°C với tốc độ Trái đất nóng lên hiện nay. Ngay cả trong trường hợp cắt giảm được khí nhà kính, nhiệt độ cũng sẽ tăng đến 7°C.

Nhiệt độ tăng ở một nơi như Svalbard dĩ nhiên chẳng phải là tin gì hay ho. Các lớp băng vĩnh cửu tại đây sẽ tan ra, khiến nền đất rắn xung quanh trở thành bùn, thải ra lượng lớn khí methane cùng CO2 vốn bị giam giữ từ lâu.

Căn hầm chống Tận thế của nhân loại khó mà sống sót được đến ngày Tận thế
Hầm tận thế ngày ấy - bây giờ.

Và điều quan trọng nhất là cách đây vài năm, căn hầm SGSV của chúng ta đã từng bị ngập vì băng tan.

Chưa hết! Lượng mưa tại khu vực này cũng bắt đầu dày hơn, trong khi mùa đông ngày càng ngắn lại và khiến tần suất đất lở trở nên thường xuyên. Nếu so thời điểm hiện tại với chỉ 50 năm trước, các chuyên gia đều nhận thấy có sự thay đổi hết sức đáng kể.

"Nhiệt độ tại Svalbard đã tăng khoảng 3 - 5°C trong vòng 40 - 50 năm qua. Những năm gần đây, nó phải hứng chịu những trận mưa lớn ngay cả trong mùa đông. Các vịnh hẹp phía Tây thậm chí chẳng có nổi một tảng băng trong cả năm trời" - trích trong báo cáo nghiên cứu của chính phủ.

"Lớp băng vĩnh cửu đã ấm lên đáng kể, và tuyết lở ngày càng nhiều tại khu vực Longyearbyen".

Tất cả đã gây đe dọa lớn đến sự tồn tại của căn hầm Tận thế của nhân loại. Quả thực là một tình huống oái oăm, khi căn hầm dành cho Tận thế thậm chí không thể tồn tại đến thời điểm ấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng trạm không gian bên trong một tiểu hành tinh

Các nhà khoa học nghiên cứu xây dựng trạm không gian bên trong một tiểu hành tinh

Đây là một dự án có thật và các nhà khoa học đang thực sự khám phá cách làm thế nào để xây dựng trạm vũ trụ bên trong một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 11/02/2019
Bên trong Đài thiên văn hiện đại nhất miền Bắc

Bên trong Đài thiên văn hiện đại nhất miền Bắc

Kính thiên văn có thể quan sát vật cách Mặt Trăng 1km và nhà chiếu mái vòm hình vũ trụ quy mô 100 ghế ngồi được đầu tư.

Đăng ngày: 10/01/2019
Đài thiên văn Hà Nội hơn 60 tỷ đồng ở Hà Nội có gì lạ?

Đài thiên văn Hà Nội hơn 60 tỷ đồng ở Hà Nội có gì lạ?

Đài thiên văn Hà Nội đã hoàn thành việc thử nghiệm, sẽ đưa vào hoạt động trong thời gian tới với nhiều hạng mục công trình thú vị như kính thiên văn đường kính 0,5 mét, nhà chiếu hình vũ trụ.

Đăng ngày: 14/12/2018
Những công trình kiến trúc ấn tượng ở Triều Tiên

Những công trình kiến trúc ấn tượng ở Triều Tiên

Sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng nỗ lực xây dựng lại đất nước với nhiều công trình độc đáo thể hiện bản sắc.

Đăng ngày: 08/12/2018
Dự án nhà chọc trời hình hoa tulip gây tranh cãi ở London

Dự án nhà chọc trời hình hoa tulip gây tranh cãi ở London

Sân bay London City cảnh báo dự án tháp Norman Foster cao 305m có thể gây nhiễu hệ thống kiểm soát không lưu.

Đăng ngày: 03/12/2018
Kính thiên văn Kepler chính thức

Kính thiên văn Kepler chính thức "nghỉ hưu" tại nơi cách Trái đất 151 triệu km

Hiện Kepler đang bay chậm lại với một quỹ đạo ổn định quanh Mặt trời và cách Trái Đất 94 triệu dặm (151 triệu km).

Đăng ngày: 20/11/2018
Trạm vũ trụ quốc tế lSS đối mặt nguy cơ bị bỏ không

Trạm vũ trụ quốc tế lSS đối mặt nguy cơ bị bỏ không

Tháng 11/2000, tàu vũ trụ chở theo một phi hành gia người Mỹ và 2 phi hành gia người Nga đã lên đến trạm ISS. Kể từ đó, ISS được coi như ngôi nhà của các nhà du hành vũ trụ.

Đăng ngày: 19/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News