Càng cao tuổi, càng ngủ ít là bình thường?

Các nhà nghiên cứu ghi nhận đối với người từ 50 tuổi, ngủ không đủ thời gian cần thiết thì càng làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Cách phòng tránh là sống lành mạnh và từ bỏ các thói quen xấu.

Tạp chí Nature Communications (Anh) ngày 20-4 đã đăng nghiên cứu với tiêu đề "Mối liên hệ giữa thời lượng ngủ ở tuổi trung niên và tuổi già với tỉ lệ sa sút trí tuệ".

Tham gia nghiên cứu có các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu sức khỏe và y học quốc gia Pháp (INSERM) và Đại học Paris phối hợp với Đại học London (UCL).

Sau 25 năm theo dõi gần 8.000 người trưởng thành ở Anh, các nhà khoa học nhận thấy những người 50 - 60 tuổi thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) 20 - 40% so với những người ngủ với thời lượng bình thường 7 tiếng mỗi đêm.

Càng cao tuổi, càng ngủ ít là bình thường?
Ngủ không đủ có nguy cơ tăng sa sút trí tuệ - (Ảnh: onlinefirstaid.com)

Trong quá trình nghiên cứu, những người tham gia tự đánh giá thời gian ngủ của họ sáu lần từ năm 1985 - 2015.

Năm 2012, khoảng 3.900 người đang đeo đồng hồ cảm biến gia tốc giúp ghi lại chuyển động trong giấc ngủ ban đêm để bảo đảm tính chính xác. Nguy cơ phát triển chứng mất trí nhớ được tính đến tháng 3-2019.

Tiến sĩ Séverine Sabia (INSERM/UCL) - tác giả nghiên cứu chính - cùng các đồng nghiệp còn quan sát thấy nguy cơ mất trí nhớ tăng thêm 30% đối với người 50 - 70 tuổi có thời gian ngủ ngắn thường xuyên, bất kể họ có hay không có các vấn đề về tim mạch, chuyển hóa hoặc tâm thần (trầm cảm), vốn là các tác nhân gây chứng sa sút trí tuệ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có gần 10 triệu ca sa sút trí tuệ mới, trong đó có bệnh Alzheimer.

Các bệnh nhân mắc chứng sa sút trí tuệ thường ngủ không đủ. Trong khi đó, ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy thói quen ngủ hằng đêm có thể góp phần dẫn đến chứng sa sút trí tuệ phát triển.

INSERM nhấn mạnh kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy giấc ngủ ở lứa tuổi nửa đời người giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe não bộ và tầm quan trọng của việc duy trì giấc ngủ tốt đối với sức khỏe.

Cần lưu ý nghiên cứu ghi nhận mối liên hệ giữa thời gian ngủ ban đêm và nguy cơ mất trí nhớ, nhưng không khẳng định có mối quan hệ nhân - quả giữa hai vấn đề này.

Tạp chí Nature Communications hi vọng các nghiên cứu trong tương lai sẽ xác định xem cải thiện thói quen ngủ ban đêm có giúp ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ hay không.

Trong khi chờ đợi các nghiên cứu ấy, TS Sara Imarisio ở Quỹ nghiên cứu bệnh Alzheimer (Anh) kêu gọi: "Không hút thuốc, uống rượu bia điều độ, năng động về tinh thần và thể chất, ăn uống cân bằng, kiểm soát mức cholesterol và huyết áp có thể giúp duy trì bộ não khỏe mạnh khi chúng ta ngày càng già đi".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Không chỉ vẻ ngoài nhìn ghê, những con đuông dừa còn khiến người ăn ngộ độc nặng

Không chỉ vẻ ngoài nhìn ghê, những con đuông dừa còn khiến người ăn ngộ độc nặng

Đuông cọ, đuông dừa... là một trong những loài đuông khá phổ biến ở nước ta.

Đăng ngày: 27/04/2021
Top 7 cách để giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng hiệu nghiệm tức thì chỉ trong vài giây

Top 7 cách để giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng hiệu nghiệm tức thì chỉ trong vài giây

Những lúc bị hồi hộp, căng thẳng, bạn có thể bình tâm lại nhanh chóng khi áp dụng một số thủ thuật điều chỉnh tâm lý sau.

Đăng ngày: 24/04/2021
Ống tiêm cải tiến đẩy nhanh chương trình chủng ngừa Covid-19 tại Hàn Quốc

Ống tiêm cải tiến đẩy nhanh chương trình chủng ngừa Covid-19 tại Hàn Quốc

Mặc dù khởi động chậm hơn so với Nhật Bản song ống tiêm LDS đã giúp Hàn Quốc hoàn thành tiêm chủng ít nhất 1 liều vaccine Covid-19 cho 1,77 triệu người.

Đăng ngày: 23/04/2021
Nước tăng lực có thể gây ra suy tim ở nam giới

Nước tăng lực có thể gây ra suy tim ở nam giới

Một báo cáo gần đây cho biết một thanh niên đã phải nhập viện vì suy tim sau khi tiêu thụ 4 lon nước tăng lực mỗi ngày liên tục trong vòng hai năm.

Đăng ngày: 23/04/2021
Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối

Sai lầm khi ngâm rau củ trong nước muối

Rửa rau cần trải qua các bước nhất định để vừa đảm bảo sạch bụi bẩn, hóa chất song không làm mất đi vitamin tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 22/04/2021
Hợp chất hóa học gây tổn hại chức năng não

Hợp chất hóa học gây tổn hại chức năng não

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hợp chất BPA và các chất thay thế có thể không an toàn. Não cá bị tác động bởi BPA và BPS.

Đăng ngày: 17/04/2021
Cách chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa

Cách chữa bỏng không để lại sẹo của lính cứu hỏa

Khi vô tình bị bỏng, dù là nhẹ hay nặng chắc hẳn ai cũng muốn tìm ra cách chữa bỏng an toàn, đặc biệt là không để lại sẹo gây mất thẩm mĩ.

Đăng ngày: 15/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News