Cặp hố đen siêu khổng lồ lần đầu tiên chia sẻ "bữa ăn"

Các nhà thiên văn học phát hiện hai hố đen siêu khổng lồ trong thiên hà 2MASX J21240027+340911 quay quanh nhau ngày càng gần hơn và cùng hút vật chất liên sao.

Thiên hà 2MASX J21240027+340911 được biết đến có một nhân hoạt động trong khoảng một thập kỷ. Tại lõi của nó, một hố đen siêu khổng lồ đang hấp thụ vật chất giữa các vì sao, khí hoặc bụi, khi chúng đến quá gần. Gần đây, giới thiên văn học đã phát hiện ra một tín hiệu lặp lại từ vật thể này, cho thấy một cấu trúc phức tạp hơn: Không chỉ một mà là hai hố đen siêu khổng lồ nằm trong lõi của thiên hà này - và chúng đang cùng chia sẻ một bữa ăn.

Cặp hố đen siêu khổng lồ lần đầu tiên chia sẻ bữa ăn
Mô phỏng về cặp hố đen quái vật xoáy trong đám mây khí NASA/Aurore Simonnet. (Ảnh: Đại học bang Sonoma).

Tổng khối lượng của cặp hố đen này gấp 40 triệu lần Mặt trời và chúng cách nhau khoảng một ngày ánh sáng, tương đương khoảng 26 tỷ km. Cặp hố đen này được dự đoán sẽ va chạm vào nhau trong khoảng 70.000 năm nữa, và chúng quay quanh nhau ngày càng gần hơn với chu kỳ 130 ngày. Chính chuyển động quỹ đạo này đã tạo ra hiện tượng lặp lại được quan sát.

Trong nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, tác giả chính Lorena Hernández-García, nhà vật lý thiên văn tại Viện Vật lý Thiên văn Millennium và Đại học Valparaíso ở Chile, cho rằng đây là một sự kiện rất kỳ lạ. "Chúng tôi nghĩ rằng một đám mây khí đã bao trùm các hố đen. Khi chúng quay quanh nhau, những hố đen này tương tác với đám mây, làm nhiễu loạn và tiêu thụ khí của nó. Điều này tạo ra một mô hình dao động trong ánh sáng phát ra từ hệ thống".

Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều khả năng. Đó có thể là một hành vi phổ biến trong một nhân hoạt động. Hoặc, nó có thể là một ngôi sao đến quá gần hố đen siêu khổng lồ, bị xé toạc, sau đó bị tiêu thụ từ từ. Nhưng một cặp hố đen siêu khổng lồ được bao phủ trong một đám mây khí, đang "dùng bữa" trong khi quay quanh nhau, là giả thuyết thuyết phục nhất.

Nhóm nghiên cứu dự định tiếp tục theo dõi sự kiện này để mô hình hóa tốt hơn những gì đang xảy ra, cũng như nghiên cứu thiên hà chủ đang trải qua quá trình hợp nhất. Thiên hà này cách Trái đất 1 tỷ năm ánh sáng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc đưa

Trung Quốc đưa "gạch Mặt trăng" lên vũ trụ

Ngày 15/11, Trung Quốc đã phóng tàu chở hàng Thiên Châu-8 để cung cấp trang thiết bị cho trạm vũ trụ Thiên Cung.

Đăng ngày: 18/11/2024
Lộ 3 “quái vật đỏ” đánh đổ quy luật tiến hóa vũ trụ

Lộ 3 “quái vật đỏ” đánh đổ quy luật tiến hóa vũ trụ

Những lý thuyết quen thuộc về vũ trụ sơ khai có thể phải viết lại vì những "quái vật đỏ" siêu kính viễn vọng của NASA vừa chụp được.

Đăng ngày: 18/11/2024
Điều không ngờ sẽ xảy ra khi

Điều không ngờ sẽ xảy ra khi "Thần Hủy diệt" tấn công Trái đất

"Thần Hủy diệt" - thứ đứng đầu danh sách những vật thể có khả năng va chạm Trái đất - có thể gặp điều bất ngờ vào năm 2029.

Đăng ngày: 15/11/2024
Lý do sao Diêm Vương không còn là một hành tinh

Lý do sao Diêm Vương không còn là một hành tinh

Năm 2006, sao Diêm Vương bị hạ cấp từ hành tinh xuống hành tinh lùn, một quyết định gây nhiều tranh cãi và vẫn là chủ đề được bàn luận sôi nổi, ngay cả giữa các nhà khoa học.

Đăng ngày: 14/11/2024
Một hành tinh rất gần Trái đất có thể đầy cá đang bơi lội?

Một hành tinh rất gần Trái đất có thể đầy cá đang bơi lội?

Một trong những tàu vũ trụ của NASA có thể đã bay ngang một hệ hành tinh - mặt trăng đầy sự sống mà không hay biết.

Đăng ngày: 14/11/2024
Phi hành gia NASA mắc kẹt ở trạm vũ trụ nói về bức ảnh

Phi hành gia NASA mắc kẹt ở trạm vũ trụ nói về bức ảnh "da bọc xương"

Phi hành gia Sunita Williams cho biết những lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe và hình ảnh sụt cân lan truyền của bà chỉ là do 'sự dịch chuyển chất lỏng'.

Đăng ngày: 14/11/2024
Trăng hải ly -

Trăng hải ly - "siêu trăng" cuối cùng của năm 2024

Siêu trăng thứ tư và cũng là siêu trăng cuối cùng của năm 2024 sẽ tỏa sáng bên cạnh cụm sao 'Seven Sisters' (tạm dịch " Bảy chị em") ngoạn mục trong tuần này.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News