Chân dung người đàn ông Neanderthal 47.000 năm trước
Một nhóm nhà nghiên cứu tái tạo chân dung của người đàn ông cổ đại sống cách đây hàng chục nghìn năm dựa trên bộ hài cốt tìm thấy trong hang động ở Pháp.
Năm 1908, một nhóm tu sĩ Thiên Chúa giáo phát hiện hài cốt của một người đàn ông chôn bên trong hang động ở tỉnh La Chapelle-aux-Saints thuộc vùng trung nam nước Pháp. Bộ xương gần như hoàn chỉnh chỉ thiếu vài chiếc răng và giới nghiên cứu đặt biệt danh cho nó là "ông già". Tuy nhiên, kết quả kiểm tra của các nhà khoa học hé lộ hài cốt không phải người hiện đại (Homo sapiens) mà là người Neanderthal, loài người cổ xưa tuyệt chủng cách đây khoảng 40.000 năm.
Người đàn ông trong hang động ở Pháp có nhiều nét đặc trưng của người Neanderthal. (Ảnh: Cícero Moraes).
Bộ xương có nhiều đặc điểm nổi bật của người Neanderthal, bao gồm cung lông mày lớn quá cỡ, nền sọ phẳng và hốc mắt to, theo trang eFossils.com của Khoa nhân chủng học thuộc Đại học Texas tại Austin. Hiện nay, sau 115 năm, các họa sĩ pháp y tạo ra ước đoán gương mặt kỹ thuật số của người đàn ông Neanderthal khoảng 40 tuổi, giúp hình dung diện mạo của ông khi sống vào 47.000 - 56.000 năm trước. Nhóm nghiên cứu công bố hình ảnh phục dựng tại một hội thảo do Bộ Văn hóa Italy tổ chức hồi tháng 10, Live Science hôm 7/11 đưa tin.
Để ước đoán gương mặt, họa sĩ pháp y sử dụng bản chụp cắt lớp vi tính (CT) có sẵn của hộp sọ, sau đó nhập kết quả đo dọc theo mặt phẳng nằm ngang Frankfort (đường chạy từ đáy hốc mắt tới đỉnh lỗ tai) dựa trên hộp sọ lấy từ một cơ sở dữ liệu người hiến tặng. Điều này cung cấp cho nhóm nghiên cứu bộ khung cần thiết để tạo ra hình dáng gương mặt. Tiếp theo, họa sĩ sử dụng các điểm đánh dấu độ dày mô mềm ở người hiến tạng còn sống để xây dựng lớp da và cơ của "ông già". Họ làm nổi bật ảnh phục dựng để trông sống động hơn thông qua thêm vào chi tiết như da và tóc.
"Chúng tôi tạo ra hai bức ảnh, một bức ảnh khách quan hơn với phần ngực có tông màu nâu đỏ và ảnh còn lại mang tính suy đoán nhiều hơn, với bộ râu và tóc", đồng tác giả nghiên cứu Cícero Moraes, chuyên gia đồ họa người Brazil, chia sẻ. "Hình ảnh phục dựng cho thấy người Neanderthal khá giống con người, đồng thời họ cũng khác biệt, có nhiều đặc điểm kỳ lạ như không có cằm".
Dù đây không phải lần đầu tiên các họa sĩ tìm cách mô phỏng gương mặt của người Neanderthal, những bản phục dựng không chính xác trước đây cho hình ảnh giống loài linh trưởng, như bức tranh năm 1909 của họa sĩ người Czech František Kupka. Việc sử dụng kết quả đo kỹ thuật số ảnh scan CT giúp nhóm nghiên cứu tăng độ chính xác khi phục dựng và cung cấp hiểu biết mới về họ hàng gần gũi của người hiện đại.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
