Chế tạo thành công "mũi điện" có thể phát hiện rượu giả
Thiết bị NOS.E của Đại học Công nghệ Sydney không chỉ phân biệt được nguồn gốc, thương hiệu và phân loại rượu mà còn xác định được rượu giả.
Thiết bị mũi điện tử của UTS. (Ảnh: UTS)
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Công nghệ Sydney (UTS) tại Australia phát triển một loại mũi điện có thể phân biệt các loại rượu whisky, thương hiệu và nguồn gốc bằng cách "ngửi" mẫu vật. Trong nghiên cứu công bố hôm 1/4 trên tạp chí IEEE Sensors, thiết bị mang tên NOS.E có thể nhận biết sự khác biệt giữa 3 loại rượu whisky phối chế và whisky đơn cất do các công ty Johnnie Walker, Ardbeg, Chivas Regal và Macallan trong chưa đầy 4 phút. Nguyên mẫu NOS.E đạt độ chính xác 100% về xuất xứ, 96,15% về thương hiệu và 92,31% về phân loại của 6 loại whisky mà thiết bị kiểm tra tại triển lãm thương mại Australia CEBIT.
Các nhà khoa học cho biết, công nghệ sử dụng khối phổ ánh sáng hồng ngoại và sắc ký khí hai chiều. Cả hai đều là những xét nghiệm hóa học tốn nhiều thời gian và cần tiến hành trong phòng thí nghiệm bởi chuyên viên đã qua đào tạo. Trong khi đó, NOS.E hoạt động rất nhanh chóng và có chi phí tương đối rẻ.
Được tạo ra để mô phỏng hệ thống khứu giác của con người, NOS.E có 8 cảm biến khí có thể "ngửi" mẫu vật rượu whiskey. Thiết bị đánh giá mỗi phân tử mùi mà nó phát hiện, sau đó truyền dữ liệu tới máy tính. Tiếp đó, một thuật toán học máy được huấn luyện để nhận biết các đặc điểm của rượu whishky.
Công nghệ mũi điện tử từng được sử dụng trước đây để ngăn chặn buôn lậu động vật hoang dã, đánh giá mùi ở nhà máy xử lý nước thải, phát hiện tế bào ung thư và Covid-19. NOS.E không chỉ có khả năng phân biệt rượu whisky giả mà cả các loại rượu khác, cognac và nước hoa xa xỉ, theo nhóm nghiên cứu. Thiết bị cũng hữu ích trong phát hiện bệnh và nhiều ứng dụng y tế khác.
"Một công cụ đánh giá rượu whisky theo thời gian thực nhanh chóng, dễ sử dụng, có thể xác định chất lượng và rượu giả, sẽ đem lại lợi ích cho cả nhà bán buôn và người tiêu dùng", Steven Su, kỹ sư y sinh, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
