Cơ quan Vũ trụ châu Âu lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6

Sáng 10/7 (theo giờ Việt Nam), Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6, mang theo hy vọng của lục địa này về việc giành lại quyền tiếp cận không gian độc lập.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Ariane 6
Tên lửa Ariane 6. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Vụ phóng tên lửa mạnh nhất của ESA đã diễn ra suôn sẻ trong điều kiện thời tiết đẹp vào lúc 19h ngày 9/7 (giờ GMT, tức 2h ngày 10/7 theo giờ Việt Nam) từ sân bay vũ trụ của châu Âu ở khu vực Kourou, Guyane thuộc Pháp.

Giám đốc ESA Josef Aschbacher tuyên bố: "Đây là một ngày lịch sử đối với châu Âu".

Tên lửa được sử dụng để đưa vệ tinh lên quỹ đạo này ban đầu được lên kế hoạch phóng vào năm 2020, nhưng đại dịch COVID-19 và nhiều vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch không triển khai được.

Trong khi đó, phiên bản trước là Ariane 5 đã "nghỉ hưu", khiến Liên minh châu Âu (EU) không có phương tiện độc lập để tự đưa các vệ tinh vào không gian.

Cuối tháng 11 năm ngoái, ESA thông báo kế hoạch phóng tên lửa Ariane 6 lần đầu tiên sẽ diễn ra từ ngày 15/6-31/7.

Ariane 6 được thiết kế để theo kịp sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường tên lửa vũ trụ, bao gồm cả SpaceX của tỷ phú Mỹ Elon Musk. Phiên bản Ariane 5 được phóng lần cuối cùng vào tháng 7/2023, tức là 27 năm sau lần phóng đầu tiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên

Vệ tinh Thiên văn Trung Quốc - Pháp phát hiện 3 vụ nổ tia gamma đầu tiên

Chỉ trong vòng hai tuần sau khi phóng thành công, Vệ tinh Thiên văn Trung – Pháp đã hoàn thành thử nghiệm khởi động tải và đã phát hiện 3 vụ nổi tia gamma đầu tiên.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Những vụ nổ từ mặt trời tàn phá tầng ozone và làm tăng bức xạ trên Trái đất

Cực quang đáng chú ý vào đầu tháng 5 vừa qua đã chứng minh sức mạnh mà các cơn bão mặt trời có thể phát ra dưới dạng bức xạ, nhưng đôi khi mặt trời còn có sức tàn phá lớn hơn nhiều.

Đăng ngày: 09/07/2024
Vật thể

Vật thể "xuyên không" 11 tỉ năm, viết lại lịch sử vũ trụ

Khám phá bất ngờ từ dữ liệu của siêu kính viễn vọng James Webb đã làm đảo lộn những lý thuyết vũ trụ được tin tưởng bấy lâu.

Đăng ngày: 09/07/2024

"Báu vật" ở sao Hỏa tiết lộ nguồn gốc sự sống Trái đất

Phát hiện đặc biệt ở Gale Crater - sao Hỏa có thể giúp giải thích cái gọi là " phản ứng hóa học sinh ra sự sống" trên Trái đất.

Đăng ngày: 09/07/2024
Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc

Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc

Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc đang dần thành hình, hướng tới vừa quan sát vừa đâm vào một tiểu hành tinh gần Trái đất với một lần phóng.

Đăng ngày: 08/07/2024
Con người có thực sự cô độc trong vũ trụ?

Con người có thực sự cô độc trong vũ trụ?

Các nhà khoa học cho rằng lý do khiến chúng ta dường như đơn độc trong vũ trụ có thể nằm ngay dưới chân bạn.

Đăng ngày: 08/07/2024
Màn trình diễn

Màn trình diễn "pháo hoa vũ trụ" rực rỡ cách xa Trái đất 460 năm ánh sáng

Để kỷ niệm Ngày Quốc khánh Mỹ 4/7, NASA đã công bố bức ảnh chụp từ kính thiên văn James Webb (JWST) cho thấy sự bùng nổ dữ dội của một ngôi sao trẻ với màu đỏ, trắng và xanh rực rỡ.

Đăng ngày: 08/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News