Có rất ít oxy trên mặt trăng sao Mộc, tan vỡ giấc mơ tìm sự sống ngoài Trái đất?
Nghiên cứu mới cho thấy mức oxy trên mặt trăng Europa của sao Mộc ít hơn khoa học từng nghĩ, thu hẹp khả năng nơi này có thể "hỗ trợ sự sống".
Theo Hãng tin AP, nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ tàu vũ trụ Juno của NASA khi tàu bay ngang mặt trăng của sao Mộc hồi năm 2022, với khoảng cách chỉ 353km.
Hình ảnh mặt trăng Europa của sao Mộc do tàu Juno chụp năm 2022 từ khoảng cách 1.500km. (Ảnh: NASA/JPL-Caltech/SwRI/MSSS/Björn Jónsson)
Oxy cùng với hydro được hình thành khi bức xạ sao Mộc làm nổ lớp vỏ đóng băng của Europa. Nhóm các nhà khoa học châu Âu - Mỹ đã tính toán rằng mỗi giây có khoảng 6 - 18kg oxy sản sinh trên bề mặt Europa, nhỏ hơn nhiều so với con số của các ước tính trước đó là khoảng 1.100kg oxy/giây.
Theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature Astronomy hôm 4/3, lượng oxy mà mặt trăng Europa tạo ra ít hơn đáng kể so với ước tính trước đây của giới khoa học. Lượng oxy này có thể tác động đến đại dương ngầm của mặt trăng, được cho là chứa lượng nước nhiều gấp đôi tất cả đại dương trên Trái Đất cộng lại.
Trưởng nhóm nghiên cứu James Szalay, làm việc tại Đại học Princeton (Mỹ), cho biết dù "phạm vi hẹp hơn đáng kể những gì chúng tôi nghĩ trước đó, vẫn còn nhiều điều chúng ta có thể tìm hiểu" về Europa.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Astronomy ngày 4-3.
Hiện các nhà nghiên cứu không biết có bao nhiêu oxy đi vào trong bầu khí quyển của Europa, bao nhiêu vẫn còn trong băng và bao nhiêu đi vào đại dưới ngầm bên dưới mặt trăng này.
Trước đó, NASA từng cho rằng Europa có thể là một trong những nơi hứa hẹn nhất trong Hệ Mặt trời có môi trường phù hợp với một số dạng sống ngoài Trái đất.
Cơ quan này có kế hoạch phóng tàu vũ trụ Europa Clipper vào mùa thu năm nay. Con tàu sẽ thực hiện hàng chục chuyến bay ngang qua với khoảng cách gần Europa trong khi quay quanh sao Mộc.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ
Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.
