Con đường "địa ngục" giết chết hơn 100 người ở Anh
Broomway được biết đến là con đường "tử thần" ở Anh, nơi đã cướp đi sinh mạng của 100 người.
Nếu xem bản đồ bờ biển Essex, giữa sông Crouch và sông Thames, bạn sẽ thấy một con đường được đánh dấu bằng các nét đứt, kéo dài từ một nơi gọi là Wakering Stairs và chạy dọc về phía đông, thẳng ra biển. Con đường uốn cong về phía đông bắc, dài khoảng khoảng 2km xa bờ, nối với trung tâm đánh bắt cá ở một đầm lầy trũng, ít được biết tới.
Con đường trên bản đồ nước Anh. (Ảnh: Flickr).
Đó là đường Broomway, được tờ Edwardian gọi là "The Doomway" (con đường chết chóc). Hơn 100 người đã bỏ mạng ở đây qua nhiều thế kỷ và nhiều nạn nhân bí ẩn khác không được ghi lại. 66 xác chết không còn nguyên vẹn được chôn cất trong khu đất nhà thờ Foulness.
Thậm chí trên những tấm bản đồ chính thức của Anh còn có dòng cảnh báo: “Con đường qua Maplin Sands vô cùng nguy hiểm. Khách du lịch cần tìm tới sự giúp đỡ của chính quyền địa phương”.
Broomway được hình thành từ cát và bùn trải dài. Khi thủy triều rút, nó chỉ đỡ được trọng lượng của một người đi bộ, nhưng khi thủy triều lên, cát sẽ trôi nhanh hơn cả tốc độ chạy của con người.
Ngoài ra, mất phương hướng cũng là mối đe dọa với du khách. Đặc biệt trong thời tiết sương mù hoặc mưa, khung cảnh xung quanh hoàn toàn giống nhau, bạn sẽ không biết phải đi về phía nào. Tệ hơn là không phải chỗ nào trên đường cũng chắc chắn, bạn hoàn toàn có thể bị lún. Trên đường đi, nếu gặp phải hàng rào và biển hiệu cấm, bạn tuyệt đối không được chạm vào vì rất có thể đó là bom.
Con đường tử thần đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. (Ảnh: Adrian Miller).
Cái tên Broomway (đường chổi) xuất phát từ 400 chiếc chổi được đặt hai bên đường, để đánh dấu đoạn cứng và an toàn ở giữa. Đến năm 1932, con đường này là lối duy nhất để đến đảo Foulness, nơi bị cô lập giữa những con lạch không thể vượt qua. Foulness được Bộ Quốc phòng Anh kiểm soát và mua lại trong Thế chiến thứ I vì mục đích nghiên cứu và thử nghiệm bắn pháo binh trên cát.
Tuy nhiên vẫn có nhiều người đã bỏ qua mọi lời cảnh báo, vượt qua Broomway trong thời tiết sương mù dày đặc. Đây là một cuộc hành trình vô cùng khó khăn, những người may mắn sẽ chạm tới Maypole, cột đánh dấu mốc thuỷ triều. Sau đó họ bắt buộc phải quay đầu trở về, nếu không, thủy triều sẽ nhanh chóng ập tới và nhấn chìm con đường như thể nó chưa từng tồn tại.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
