Con đường sạc xe điện cảm ứng đầu tiên ở Mỹ
Startup Israel đang xây dựng con đường dài khoảng 1,6km trang bị hệ thống sạc không dây dành cho xe điện tại thành phố Detroit, bang Michigan.
Electreon, startup có trụ sở tại Tel Aviv, Israel, đang xây con đường đầu tiên ở Mỹ cho phép sạc ôtô điện chạy qua, Business Insider hôm 4/2 đưa tin. Electreon hợp tác với Ford và DTE để đưa công nghệ sạc không dây của mình đến thành phố Detroit, bang Michigan, vào năm tới. Trước đó, hãng này đã lắp đặt hệ thống của mình trên những con đường ở Thụy Điển, Israel và Italy.
Minh họa một chiếc ôtô điện sạc trong lúc di chuyển bằng công nghệ sạc không dây của Electreon. (Ảnh: Electreon)
Con đường sạc điện dài khoảng 1,6 km và nằm gần Nhà ga Trung tâm Michigan của Detroit, một ga tàu bỏ hoang mà Ford đang chuyển đổi thành "khu vực giao thông đổi mới". Bang Michigan dự định tài trợ 1,9 triệu USD cho dự án. Theo Electreon, con đường dự kiến hoạt động với đầy đủ chức năng vào năm 2023.
Con đường mới sạc các phương tiện điện dù chúng đang dừng hay chạy nhờ quá trình sạc cảm ứng, sử dụng tần số từ trường để truyền điện từ các cuộn dây kim loại chôn dưới đường đến một bộ thu nhận đặc biệt lắp phía dưới xe. Xe xăng và xe điện không trang bị bộ thu nhận vẫn có thể chạy trên đường mới một cách bình thường. Việc lắp đặt bộ thu nhận ước tính tốn khoảng 3.000 - 4.000 USD mỗi xe. Dù vậy, Electreon hy vọng có thể giảm chi phí còn 1.000 - 1.500 USD.
Công nghệ sạc không dây có thể giúp giảm sự lo ngại về phạm vi hoạt động của xe điện và tạo điều kiện cho loại phương tiện này được sử dụng rộng rãi. Cơ sở hạ tầng để sạc điện là một trở ngại lớn đối với việc phổ biến hóa xe điện. Theo khảo sát của nhóm chuyên gia tại Đại học California với người dân California mua xe điện từ năm 2012 đến năm 2018, khoảng 1/5 trong số đó đã quay về sử dụng xe xăng vì việc sạc pin gây ra quá nhiều rắc rối. Dữ liệu từ công ty Mỹ JD Power năm 2021 cho thấy, mối lo về pin là yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng thương mại của xe điện.
"Chúng tôi đặt mục tiêu dẫn đầu tương lai của lĩnh vực giao thông và điện khí hóa bằng cách thúc đẩy sản xuất xe điện và giảm chi phí cho người tiêu dùng. Vì vậy, hệ thống sạc không dây tích hợp trên đường là mảnh ghép tiếp theo của bức tranh bền vững", Gretchen Whitmer, Thống đốc bang Michigan, cho biết.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?
