Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu

Công nghệ mới mở ra bước ngoặt cho lĩnh vực khám phá không gian, khi tên lửa không cần quay trở lại Trái đất để tiếp nhiên liệu.

Nói về khám phá vũ trụ, nhiên liệu vẫn là một trong những trở ngại chính, khiến tầng của tên lửa không thể đi xa hơn với nguồn năng lượng bị hạn chế.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố mới đây có thể tạo ra bước ngoặt, khi cho phép tên lửa được phóng đi xa hơn, và qua đó mở rộng phạm vi tiếp cận của chúng ta vào vũ trụ.

Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu
Công nghệ đột phá giúp tên lửa sử dụng bất kỳ kim loại nào làm nhiên liệu (Ảnh: Đại học Southampton).

Để làm điều này, các kỹ sư thiên văn tại Đại học Southampton thử nghiệm một hệ thống tên lửa đẩy mới, có thể cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ di chuyển giữa các vì sao bằng cách sử dụng bất kỳ loại kim loại nào làm nhiên liệu.

Họ cho biết điều này nghĩa là các tàu vũ trụ giờ đây có thể bay vô thời hạn bằng cách nạp lại nhiên liệu từ các khoáng chất thu được từ các tiểu hành tinh hoặc mặt trăng xa xôi.

"Tàu vũ trụ có lượng nhiên liệu hạn chế, vì chi phí và năng lượng khổng lồ cần thiết để phóng chúng vào không gian", TS Minkwan Kim, nhà khoa học của dự án chia sẻ.

"Tuy nhiên, động cơ đẩy mới có khả năng hoạt động nhờ bất kỳ kim loại nào có thể cháy được, chẳng hạn như sắt, nhôm hoặc đồng".

Theo đó, sau khi lắp đặt, tàu vũ trụ có thể hạ cánh trên sao chổi hoặc Mặt trăng, nơi giàu các khoáng chất, và thu thập những gì cần thiết trước khi tiếp tục hành trình với bình nhiên liệu được nạp đầy.

Công nghệ mang tên Super Magdrive này có tiềm năng lớn đến mức gần đây, chính phủ Anh đã tài trợ 1 triệu bảng Anh để hiện thực hóa ý tưởng.

TS Kim, người đã thiết kế động cơ đẩy plasma cho tên lửa SpaceX Falcon 9 được phóng vào năm ngoái, cho biết ông hy vọng công nghệ này có thể được sử dụng cho các sứ mệnh không gian sâu trong tương lai.

"Hệ thống này có thể giúp chúng ta khám phá các hành tinh mới, tìm kiếm sự sống mới và đến những nơi chưa từng biết trước đây", TS Kim cho biết. "Đó là hành trình khám phá không bao giờ kết thúc".

Được biết, sau khi được đưa lên khỏi bầu khí quyển của Trái đất, tàu vũ trụ chủ yếu được đẩy bằng nhiên liệu dạng khí hiếm như xenon hoặc krypton. Đây cũng là nhiên liệu cung cấp năng lượng cho vệ tinh Starlink.

Khi nguồn năng lượng này cạn kiệt, tàu vũ trụ buộc phải quay trở lại Trái đất để bắt đầu quá trình tái sử dụng. Điều này sẽ tốn nhiều ngân sách, chủ yếu đến từ quá trình tiếp đất và phóng tên lửa một lần nữa khỏi Trái đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Siêu trăng" sẽ xuất hiện vào giữa tháng 10

Những người yêu thích thiên văn học sẽ được chiêm ngưỡng siêu trăng thứ 3 trong năm nay vào ngày 17/10.

Đăng ngày: 02/10/2024
Phóng ra từ lỗ đen,

Phóng ra từ lỗ đen, "rồng xanh" kinh dị khiến mọi thứ phát nổ

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA đã chụp được một vật thể khủng khiếp dài tận 3.000 năm ánh sáng, được sinh ra từ lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 02/10/2024
Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bộ đồ phi hành gia đổ bộ Mặt trăng

Trung Quốc lần đầu tiên công bố thiết kế bộ đồ phi hành gia đổ bộ Mặt trăng

Cuối tuần qua, Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) lần đầu tiên công bố thiết kế bên ngoài của bộ đồ dành cho phi hành gia đổ bộ lên Mặt trăng.

Đăng ngày: 01/10/2024
NASA chụp được “thần chết bất tử” của vũ trụ

NASA chụp được “thần chết bất tử” của vũ trụ

Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu bất thường giống những ngọn đèn nhấp nháy, " xuyên không" từ nơi vũ trụ bắt đầu.

Đăng ngày: 01/10/2024

"Xuyên không" 13 tỉ năm, vật thể lạ tiết lộ cách vũ trụ bắt đầu

Kính viễn vọng không gian James Webb đã chụp được loại vật thể chưa từng thấy, là " liên kết bị thiếu" trong lịch sử vũ trụ.

Đăng ngày: 01/10/2024
Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu

Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu

Các nhà khoa học châu Âu đang chuẩn bị phóng hai vệ tinh được thiết kế để tạo ra nhật thực toàn phần theo yêu cầu.

Đăng ngày: 01/10/2024

"Bóng ma" 13,8 tỉ tuổi xuyên thủng Hệ Mặt trời

Vật thể ra đời trong giây đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang có thể vừa lướt qua và làm rung chuyển các hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 30/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News