Công ty Mỹ muốn xây "trạm xăng" trên vũ trụ

Một công ty tại Mỹ có kế hoạch xây trạm xăng trên vũ trụ để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh, giúp chúng tránh khỏi nguy cơ trở thành rác vũ trụ.

Kể từ giai đoạn đầu của kỷ nguyên vũ trụ, khi Sputnik I được phóng năm 1957, con người đã đưa hơn 15.000 vệ tinh vào quỹ đạo. Chỉ hơn một nửa vẫn còn hoạt động, số còn lại, sau khi hết nhiên liệu và ngưng hoạt động, đã bốc cháy trong bầu khí quyển hoặc trở thành rác vũ trụ.

Công ty Mỹ muốn xây trạm xăng trên vũ trụ
Công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ muốn xây dựng trạm xăng trên vũ trụ để tiếp liệu cho các vệ tinh. (Ảnh: CNN).

Do đó, chúng là mối đe dọa đối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và các vệ tinh khác. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) ước tính rằng tính đến nay, đã xảy ra hơn 640 vụ vỡ, nổ, va chạm hoặc các sự kiện bất thường dẫn đến phân mảnh. Từ đó, hình thành một vùng rác vũ trụ quanh Trái Đất, bao gồm 36.500 vật thể kích thước hơn 10 cm và 130 triệu mảnh vỡ có đường kính lên tới 1 cm.

Kênh CNN (Mỹ) ngày 11/12 cho hay việc dọn dẹp chúng rất tốn kém và phức tạp, khi có nhiều kế hoạch cần thực hiện nhưng vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề là ngừng tạo ra thêm nhiều rác vũ trụ, bằng cách tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh thay vì vô hiệu hóa khi chúng hết năng lượng.

CEO của công ty Orbit Fab có trụ sở tại Mỹ, ông Daniel Faber cho biết: “Hiện tại, bạn không thể tiếp nhiên liệu cho vệ tinh trên quỹ đạo”. Và công ty Orbit Fab muốn thay đổi điều này.

Khái niệm tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh trên quỹ đạo đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) tiên phong vào năm 2007. Khi đó, NASA phối hợp với Cơ quan Các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến của Mỹ (DARPA) và Boeing phóng Orbital Express, một sứ mệnh liên quan đến hai vệ tinh đã tiếp cận và trao đổi nhiên liệu thành công.

Sau đó, NASA thực hiện Sứ mệnh tiếp nhiên liệu bằng robot (RRM), nhằm tìm hiểu thêm thách thức của việc tiếp nhiên liệu cho các vệ tinh hiện có. NASA đang nghiên cứu tàu vũ trụ OSAM-1, dự kiến phóng vào năm 2026, để tiếp nhiên liệu cho vệ tinh quan sát Trái Đất Landsat-7. NASA cho biết OSAM-1 sẽ có tổng chi phí khoảng 2 tỷ USD. Ông Faber nhận định kế hoạch của NASA là “phẫu thuật” vệ tinh để tiếp cận ống nhiên liệu, tuy nhiên, điều này sẽ gây tốn kém.

Công ty Mỹ muốn xây trạm xăng trên vũ trụ
Orbit Fab sẽ sử dụng cổng RAFTI để kết nối với các vệ tinh và tiếp liệu. (Ảnh: CNN).

Orbit Fab không có kế hoạch giải quyết các vệ tinh hiện có. Thay vào đó, công ty muốn tập trung vào những sản phẩm chưa ra mắt và trang bị cho chúng một cổng tiêu chuẩn có tên gọi RAFTI, giúp đơn giản hóa đáng kể hoạt động tiếp nhiên liệu và giảm giá thành.

Orbit Fab tự quảng cáo với khẩu hiệu “trạm xăng trong không gian”, đang nghiên cứu một hệ thống bao gồm cổng nhiên liệu, tàu con thoi tiếp nhiên liệu và tàu chở nhiên liệu hoặc trạm xăng trên quỹ đạo mà tàu con thoi có thể lấy nhiên liệu từ đó. Orbit Fab rao giá 20 triệu USD cho việc cung cấp hydrazine, chất đẩy vệ tinh phổ biến nhất, trên vũ trụ.

Khách hàng tư nhân đầu tiên của Orbit Fab là Astroscale, một công ty dịch vụ vệ tinh của Nhật Bản đã phát triển vệ tinh đầu tiên được thiết kế để tiếp nhiên liệu có tên LEXI. Nó sẽ được gắn các cổng RAFTI và dự kiến ra mắt vào năm 2026.

Giáo sư dự bị Simone D'Amico tại Đại học Stanford (Mỹ) đánh giá dịch vụ trên quỹ đạo là một trong những chìa khóa để đảm bảo phát triển vũ trụ an toàn và bền vững. Ông D'Amico cũng cho rằng có nhiều lý do khiến điều này không xảy ra sớm hơn. Một trong số đó là do công nghệ phục vụ trên quỹ đạo giờ đây mới trở nên khả thi về mặt kinh tế do tiến bộ trong việc thu nhỏ vệ tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỷ nguyên mới trên Mặt trăng đã chính thức bắt đầu

Kỷ nguyên mới trên Mặt trăng đã chính thức bắt đầu

Các nhà khoa học cho rằng, thế giới cần công bố Kỷ Nhân sinh Mặt trăng, từ đó mở ra một giai đoạn mới cho ngành hàng không vũ trụ.

Đăng ngày: 11/12/2023
Công ty Trung Quốc vượt mặt SpaceX, phóng thành công tên lửa dùng khí methane

Công ty Trung Quốc vượt mặt SpaceX, phóng thành công tên lửa dùng khí methane

Một công ty Trung Quốc lần đầu tiên trên thế giới đã phóng thành công vệ tinh bằng tên lửa chạy bằng khí methane và oxy lỏng.

Đăng ngày: 11/12/2023
Ngày 12-12: Xuất hiện trận mưa sao băng chưa từng có trong lịch sử

Ngày 12-12: Xuất hiện trận mưa sao băng chưa từng có trong lịch sử

Các mảnh vụn từ sao chổi 46P/Wirtanen có thể xâm nhập bầu khí quyển Trái Đất và tạo ra trận mưa sao băng hoàn toàn mới được đặt tên là Lambda-Sculptorids.

Đăng ngày: 11/12/2023

"Kho báu cổ đại" từ sao Diêm Vương lao về Trái đất

Vật thể mẹ của " kho báu" 4,6 tỉ tuổi rơi xuống Trái Đất hồi tháng 5 sẽ chuyển hướng trong ngày 9-12, bắt đầu trở về với chúng ta sau 38 năm tuyệt tích.

Đăng ngày: 11/12/2023
Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho

Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho "thần ưng Trái đất" phóng lên Mặt trăng

Vào đêm Giáng sinh 24/12/2023, một con tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng nhằm thực hiện sứ mệnh thương mại chưa từng có trong lịch sử, Space.com thông tin hồi đầu tháng 12.

Đăng ngày: 11/12/2023
Khám phá khu vực bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân hà làm

Khám phá khu vực bí ẩn ở trung tâm Dải Ngân hà làm "đau đầu" các nhà khoa học

Một đám mây bụi mờ hình hộp nằm ở trung tâm thiên hà của chúng ta từ lâu đã làm đau đầu các nhà khoa học.

Đăng ngày: 11/12/2023
Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại”

Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại”

Cảnh quan huyền bí được tạo ra khi cơn bão từ " hẻm núi lửa Mặt Trời" mang theo quả cầu lửa lớn lao vào Trái đất, cùng lúc với sự xuất hiện của một vật thể lạ.

Đăng ngày: 10/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News