Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km

Suốt khoảng 5 tháng, các chuyên gia tìm mọi cách để sửa lỗi và khôi phục liên lạc cho Voyager 1, con tàu đã hoạt động gần nửa thế kỷ.

Sau 5 tháng làm việc để thiết lập lại liên lạc với vật thể nhân tạo bay xa nhất, tàu vũ trụ Voyager 1, NASA thông báo rằng con tàu cuối cùng cũng "gọi điện" về nhà hôm 20/4. Với các kỹ sư và nhà khoa học làm việc trong nhiệm vụ không gian hoạt động lâu nhất của NASA, đó là khoảnh khắc vô cùng nhẹ nhõm và phấn khích.

Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km
Mô phỏng tàu vũ trụ Voyager 1 tiến vào vùng không gian liên sao.

"Sáng thứ Bảy đó, tất cả chúng tôi đều đến, ngồi xung quanh những hộp bánh donut và chờ dữ liệu truyền về từ Voyager. Chúng tôi biết chính xác thời gian nó sẽ diễn ra, tất cả đều rất yên tĩnh, mọi người chỉ ngồi đó và nhìn vào màn hình", Linda Spilker, nhà khoa học của nhiệm vụ Voyager 1 tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, kể lại.

Cuối cùng, khi tàu vũ trụ trả lời cuộc gọi, căn phòng đã nổ tung với tiếng ăn mừng. "Có tiếng reo hò, mọi người giơ tay lên cao, cũng có cảm giác nhẹ nhõm. Sau tất cả những công việc khó khăn, từ tình trạng gần như không thể nhận được tín hiệu của Voyager đến việc tái thiết lập liên lạc, đó là một sự nhẹ nhõm lớn và một cảm giác tuyệt vời", Spilker chia sẻ.

Trục trặc của Voyager 1 được phát hiện lần đầu vào tháng 11 năm ngoái. Khi đó, NASA vẫn giữ liên lạc với con tàu và có thể thấy nó đang nhận tín hiệu từ Trái đất. Nhưng những gì được gửi trở lại trạm điều khiển - bao gồm dữ liệu khoa học, thông tin về tình trạng sức khỏe của tàu và các hệ thống trên tàu - bị bóp méo, không thể đọc được. Điều này đã khởi động một "cuộc chiến" kéo dài nhiều tháng nhằm xác định xem chuyện gì đã xảy ra và cứu lấy Voyager 1.

Spilker cùng các đồng nghiệp vẫn hy vọng và lạc quan, nhưng họ phải đối mặt với những thách thức to lớn. Đầu tiên, các kỹ sư phải cố gắng khắc phục sự cố khi tàu vũ trụ di chuyển trong vùng không gian liên sao, cách Trái đất hơn 24 tỷ km.

Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km
Các thành viên của nhóm Voyager ăn mừng trong phòng hội thảo tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA hôm 20/4. (Ảnh: NASA)

"Với Voyager 1, phải mất 22,5 tiếng để truyền tín hiệu đến và 22,5 tiếng nữa để nhận tín hiệu gửi về. Vì vậy, chúng tôi chuẩn bị sẵn các lệnh, truyền chúng đi và khoảng hai ngày sau sẽ nhận được câu trả lời xem có hiệu quả hay không", Spilker nói.

Cuối cùng, nhóm chuyên gia xác định rằng sự cố bắt nguồn từ một trong ba máy tính trên tàu. Spilker cho biết, một lỗi phần cứng - nhiều khả năng do tuổi thọ hoặc bức xạ - có thể đã làm rối loạn một đoạn mã trong bộ nhớ máy tính. Trục trặc này khiến Voyager 1 không thể truyền về thông tin rõ ràng liên quan đến tình trạng sức khỏe của nó và các quan sát khoa học.

Nhóm kỹ sư NASA xác định, họ sẽ không thể sửa chữa chip lưu trữ phần mềm bị hỏng. Mã bị lỗi cũng quá lớn để máy tính của Voyager 1 có thể lưu trữ cả nó lẫn bất cứ chỉ dẫn mới nào gửi đến. Vì công nghệ trên tàu Voyager 1 tồn tại từ những năm 1960 và 1970 nên bộ nhớ máy tính kém hơn cả smartphone ngày nay. Spilker cho biết, nó gần tương đương với dung lượng bộ nhớ trong chìa khóa ôtô điện tử.

Cuối cùng, nhóm chuyên gia tìm ra cách giải quyết. Họ chia mã thành nhiều phần nhỏ hơn và lưu trữ chúng trong những khu vực khác nhau của bộ nhớ máy tính. Sau đó, họ lập trình lại phần cần sửa trong khi vẫn đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động liền mạch. Đó là một kỳ tích, vì Voyager 1 được chế tạo từ rất lâu trước đây và không có nền tảng thử nghiệm hay thiết bị mô phỏng nào trên Trái đất để kiểm tra các đoạn mã mới trước khi gửi lên tàu.

"Có ba người xem xét từng dòng của bản mã mà chúng tôi định gửi lên, tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể bị bỏ sót. Chuyện đó giống như một cuộc kiểm tra chỉ bằng mắt", Spilker nói. Công việc vất vả này cuối cùng đã mang lại kết quả xứng đáng, liên tạc với tàu Voyager 1 được khôi phục.

Đến nay, nhóm nghiên cứu xác định Voyager 1 vẫn trong tình trạng tốt và hoạt động bình thường, NBC News hôm 27/4 đưa tin. Spilker cho biết, các dụng cụ khoa học của tàu vẫn bật và có vẻ đang hoạt động, nhưng sẽ mất một thời gian để tàu tiếp tục truyền về dữ liệu khoa học.

Cuộc chiến của NASA nhằm cứu tàu vũ trụ xa 24 tỷ km
Phương tiện phóng Titan/Centaur-6 đưa tàu Voyager 1 bay lên từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy vào ngày 5/9/1977. (Ảnh: NASA)

Voyager 1 và "anh em song sinh" Voyager 2 phóng lên không gian vào năm 1977 với sứ mệnh nghiên cứu phần ngoài của Hệ Mặt trời. Theo Spilker, các tàu có thể kéo dài hoạt động đến những năm 2030. Cuối cùng, chúng cũng sẽ hết điện hoặc các bộ phận trở nên quá cũ để hoạt động tiếp.

Ngày Voyager 1 và 2 phải dừng hoạt động sẽ là một ngày rất khó khăn, nhưng chúng sẽ tiếp tục tồn tại như "những đại sứ thầm lặng". Cả hai tàu đều mang theo những thông điệp giá trị trên Đĩa ghi vàng. Các đĩa chứa hình ảnh và âm thanh đại diện cho cuộc sống trên Trái đất và văn hóa nhân loại, bao gồm âm nhạc, tiếng động vật, tiếng cười và lời chào được ghi lại bằng nhiều ngôn ngữ. Bộ đôi tàu vũ trụ sẽ mang theo những thông điệp này cho đến khi chúng được các nhà du hành vũ trụ trong tương lai xa phát hiện.

"Có thể trong khoảng 40.000 năm nữa, chúng sẽ đến khá gần một ngôi sao khác. Khi đó, chúng có thể được tìm thấy", Spilker nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Những hiện tượng thiên văn kỳ thú trong tháng 5

Mưa sao băng Eta Aquarid đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm sẽ diễn ra trong tháng 5. Cùng với đó là hiện tượng Trăng mới, Sao Thủy ở vị trí ly giác cực đại phía Tây.

Đăng ngày: 29/04/2024
Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính viễn vọng Hubble đón sinh nhật lần thứ 34 với nhiều kỷ lục ấn tượng

Kính thiên văn Hubble đã kỷ niệm 34 năm hoạt động với hình ảnh tinh vân tuyệt đẹp.

Đăng ngày: 29/04/2024
Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng thu từ chương trình Hằng Nga

Trung Quốc công bố bản đồ địa chất Mặt trăng thu từ chương trình Hằng Nga

Hôm 21/4, Trung Quốc vừa công bố tập bản đồ địa chất Mặt Trăng có độ chính xác cao đầu tiên trên thế giới dựa trên các dữ liệu có được trong chương trình thám hiểm Hằng Nga.

Đăng ngày: 28/04/2024
NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA tiết lộ “hồ thủy tinh” ở nơi khủng khiếp nhất Hệ Mặt trời

NASA vừa tiết lộ những hình ảnh đáng kinh ngạc từ chuyến bay áp sát " hỏa ngục" Io của tàu vũ trụ Juno.

Đăng ngày: 28/04/2024
Phát hiện đợt bùng phát tia gamma của sao từ Messier 82

Phát hiện đợt bùng phát tia gamma của sao từ Messier 82

Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature ngày 24/4, các nhà khoa học đã phát hiện các đợt bùng phát tia gamma của ngôi sao từ Messier 82, tức M82.

Đăng ngày: 27/04/2024
Cánh buồm mặt trời giúp tàu vũ trụ bay không cần nhiên liệu

Cánh buồm mặt trời giúp tàu vũ trụ bay không cần nhiên liệu

NASA đang thử nghiệm một hệ thống cánh buồm sử dụng năng lượng mặt trời để đẩy tàu vũ trụ di chuyển trong không gian.

Đăng ngày: 27/04/2024
NASA lập kỷ lục truyền dữ liệu qua 225 triệu km

NASA lập kỷ lục truyền dữ liệu qua 225 triệu km

Hệ thống truyền dữ liệu bằng laser trên tàu Psyche đang bay tới vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc truyền dữ liệu về Trái đất ở khoảng cách kỷ lục.

Đăng ngày: 27/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News