Cuộc đua lấy mẫu vật Mặt trăng của tàu Liên Xô và Mỹ

Năm 1969, tàu Luna 15 cố gắng hạ cánh xuống Mặt trăng trở thành tàu đầu tiên đưa mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất nhưng thất bại, còn tàu Apollo 11 (Mỹ) kịp thu thập khoảng 21,5kg đất đá.

Chương trình Luna của Liên Xô bắt đầu từ năm 1958, trước cả khi chương trình Mặt trăng của Mỹ, Apollo, hình thành. Mục tiêu của Luna là phóng một chuỗi tàu vũ trụ đến Mặt trăng, bao gồm cả tàu quỹ đạo lẫn tàu đổ bộ. Mục tiêu cuối cùng là mang mẫu vật Mặt trăng về Trái đất.

Cuộc đua lấy mẫu vật Mặt trăng của tàu Liên Xô và Mỹ
Phi hành gia Buzz Aldrin xem xét đất Mặt trăng, phía xa bên phải là module Eagle của tàu Apollo 11. (Ảnh: NASA).

Ngay khi mới bắt đầu, chương trình Luna đã gặp nhiều thất bại. Trong nhiều vụ phóng, tàu vũ trụ thậm chí không lên tới quỹ đạo Trái đất. Một số tàu lên được quỹ đạo, nhưng sau đó không thể bay xa hơn. Số khác nỗ lực tới được Mặt trăng để rồi lại bay quá. Một số ít tàu đâm xuống bề mặt Mặt trăng. Thời điểm đó, Liên Xô không công khai thừa nhận những thất bại này. Vì vậy, số thứ tự của các tàu Luna nhỏ hơn số lần phóng thực tế. Với tàu Luna 15, số lần phóng thực tế là 31.

Tuy nhiên, việc Liên Xô thất bại không có gì đáng chê trách. Những nhiệm vụ đầu tiên trong chương trình Pioneer của Mỹ, chương trình bắt đầu gần như cùng lúc với Luna, có tỷ lệ thất bại tương tự. Thực tế, Luna 1, ở lần thử thứ 4, đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên vượt khỏi quỹ đạo Trái đất, dù không thể đến đúng đích là Mặt trăng. Thậm chí, chương trình Luna đã đạt được nhiều lần đầu tiên: vật thể nhân tạo đầu tiên đến Mặt trăng, tàu thăm dò đầu tiên hạ cánh mềm xuống Mặt trăng, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Mặt trăng, tàu đầu tiên chụp ảnh phía xa Mặt trăng và tàu đầu tiên gửi về ảnh chụp cận cảnh bề mặt Mặt trăng.

Khi biết Apollo 11, tàu chở người lên Mặt trăng, sẽ phóng vào ngày 16/7/1969, Liên Xô đã đẩy nhanh lịch phóng Luna 15. Liên Xô muốn có tàu đầu tiên đưa mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất.

Luna 15 rời Trái đất ngày 13/7, ba ngày trước khi bộ ba phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins khởi hành trên tàu Apollo 11. Luna 15 tiến vào quỹ đạo Mặt trăng ngày 17/7, sớm hơn tàu Mỹ ba ngày. Tuy nhiên, Liên Xô đã không lường trước được sự gồ ghề của bề mặt Mặt trăng. Thay vì cho tàu hạ cánh sớm, nhóm điều khiển nhiệm vụ mất thời gian quý giá để nghiên cứu và phân tích bề mặt Mặt trăng trong 4 ngày tiếp theo.

Kết quả, ngày 20/7/1969, Apollo 11 làm nên lịch sử khi là tàu chở người đầu tiên hạ cánh thành công xuống bề mặt Mặt trăng. Phi hành gia Neil Armstrong cũng trở thành người đầu tiên đặt chân lên thiên thể này.

Có lúc, nhóm điều khiển Luna 15 từng quyết định cho tàu hạ cánh hai giờ sau khi Apollo 11 đáp xuống, thu thập mẫu vật và trở về trước người Mỹ. Nhưng một lần nữa, sự không chắc chắn của địa hình bên dưới đã trì hoãn việc hạ cánh. Trong khi đó, các phi hành gia Apollo 11 đã dạo bước trên Mặt trăng và thu thập khoảng 21,5kg đất đá.

Cuộc đua lấy mẫu vật Mặt trăng của tàu Liên Xô và Mỹ
Vị trí hạ cánh của tàu Apollo 11 và Luna 15 trên Mặt trăng. (Ảnh: NASA).

Cuối cùng, khi chỉ còn chưa đầy hai giờ nữa là Apollo 11 cất cánh rời khỏi Mặt trăng, Liên Xô quyết định cho Luna 15 hạ cánh. Đến thời điểm đó, con tàu đã bay 52 vòng quanh Mặt trăng. Tuy nhiên, 4 phút sau khi lao xuống, Luna 15 đâm vào một sườn núi, cách module Eagle của tàu Apollo 11 trên Mặt trăng chỉ khoảng 870km.

Liên Xô giữ bí mật về chi tiết nhiệm vụ với Mỹ, chỉ chia sẻ đường bay để giải quyết mối lo ngại của NASA rằng Luna 15 có thể gây nhiễu sóng vô tuyến nếu quỹ đạo quá gần với Apollo 11. NASA được thông báo rằng Luna 15 là một tàu quỹ đạo. Chỉ đến những khoảnh khắc cuối cùng khi con tàu bắt đầu lao xuống, các nhà thiên văn mới nhận ra nó đang cố gắng hạ cánh.

Luna 15 thất bại, nhưng Luna 16 sau đó đã thành công, trở thành tàu thăm dò robot đầu tiên hạ cánh trên Mặt trăng và mang mẫu vật về Trái đất. Mẫu vật mang về chỉ khoảng 101 gram, nhưng vẫn là một thành tựu đáng chú ý vì được thực hiện chỉ bằng robot, máy móc. Các nhiệm vụ Luna sau đó đã mang về nhiều mẫu vật hơn và cũng đưa xe tự hành lên Mặt trăng - một lần đầu tiên khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có hay không chuyện trung tâm dải Ngân Hà ẩn chứa năng lượng

Có hay không chuyện trung tâm dải Ngân Hà ẩn chứa năng lượng "kỳ lạ" khiến các ngôi sao ở đây trở nên "bất tử"?

Liệu những ngôi sao gần trung tâm dải Ngân Hà có thể tồn tại mãi mãi nhờ nguồn năng lượng từ vật chất tối?

Đăng ngày: 04/07/2024
Tàu NASA chụp ảnh núi lửa lớn nhất Hệ Mặt trời

Tàu NASA chụp ảnh núi lửa lớn nhất Hệ Mặt trời

Camera trên tàu vũ trụ Odyssey chụp ảnh toàn cảnh núi lửa Olympus Mons cao 27km trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 03/07/2024
Việt Nam sẽ xuất hiện 4 sự kiện thiên nhiên kỳ thú trong tháng 7

Việt Nam sẽ xuất hiện 4 sự kiện thiên nhiên kỳ thú trong tháng 7

Hội Thiên văn Hà Nội (HAS) vừa đưa thông tin về các sự kiện thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trong tháng 7/2024.

Đăng ngày: 03/07/2024

"Xuyên không" 13 tỉ năm, lỗ đen để lộ điều không thể giải thích

Nghiên cứu mới nhằm tìm hiểu bản chất về J1120+0641, một lỗ đen từ thời kỳ Bình minh vũ trụ, đã đem lại kết quả hoàn toàn sốc.

Đăng ngày: 02/07/2024
NASA chụp được các ký tự lạ trên bầu trời Trái đất

NASA chụp được các ký tự lạ trên bầu trời Trái đất

Theo NASA, các hình dạng giống chữ X và chữ C xuất hiện vào những thời điểm không ngờ tới ở nơi thượng tầng khí quyển của Trái đất.

Đăng ngày: 02/07/2024
Trung Quốc mở lấy mẫu đất đầu tiên mang về từ Mặt trăng

Trung Quốc mở lấy mẫu đất đầu tiên mang về từ Mặt trăng

Phi thuyền trong sứ mệnh Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã được chuyển đến Bắc Kinh và được mở để tiếp cận hàng hóa quý giá của nó - các mẫu từ phía xa bí ẩn của mặt trăng.

Đăng ngày: 02/07/2024
Trái đất ra đời từ thế giới mang hình chiếc bánh?

Trái đất ra đời từ thế giới mang hình chiếc bánh?

Một số thiên thạch lạnh giá rơi xuống Trái đất đã giúp các nhà khoa học tìm lại hình dáng ban đầu của Hệ Mặt trời. Đó là một kết quả sốc.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News