Đã ra "thủ phạm" khiến các tàu thăm dò thay đổi tốc độ khi ở ngoài không gian

Nguyên nhân nào khiến các tàu thăm dò bỗng nhiên bị giảm hoặc tăng tốc một cách kỳ lạ? Đây là câu hỏi khiến các nhà khoa học "đau đầu" trong hàng chục năm qua.

Vào khoảng giữa thế kỷ trước, NASA đã bắt đầu phát triển chương trình khám phá không gian với các tàu thăm dò trong kế hoạch Pioneer từ năm 1958 mà nổi tiếng nhất là các tàu Pioneer 10 và 11. Nhưng có điều lạ là đến năm 1980, NASA phát hiện hai tàu này bỗng nhiên bị giảm tốc độ mà trong 30 năm sau đó vẫn không tìm được nguyên nhân.

Rồi sau đó lại đến lượt các tàu Juno, Galileo, Near, Cassini và Rosetta bỗng nhiên tăng tốc một cách kỳ lạ. Trên thực tế, trong không gian, những bất thường nhỏ trong quỹ đạo cũng có thể khơi dậy những thay đổi lớn.

Đã ra thủ phạm khiến các tàu thăm dò thay đổi tốc độ khi ở ngoài không gian
Tàu Pioneer 10 của NASA – phi thuyền đầu tiên ”ghé thăm” sao Mộc. (Ảnh: NASA).

Một số nhà vật lý thiên văn giải thích có thể có một lỗ hổng trong lý thuyết hấp dẫn của Einstein, và cũng có thể là một cửa ngõ cho một lý thuyết hấp dẫn trong tương lai sẽ được phát hiện.

Nhưng mới đây, người ta vừa khám phá được sự thật, chính các photon, tức các hạt ánh sáng được tạo ra bởi các lò phản ứng hạt nhân mini đặt ở phía trước đã phản ứng làm chậm tốc độ của tàu thăm dò.

Trong trường hợp của tàu thăm dò Juno, NASA phát hiện thấy có sự tăng tốc nhẹ vài mm/giây mỗi lần đường bay gần với Sao Mộc. Theo GS. Luis Acedo tại Đại học Bách khoa Valencia (Italia), điều này không phải do vì lực hấp dẫn của Mặt Trời, cũng không phải do áp lực bức xạ của nó, cũng không phải vì các mặt trăng của Sao Mộc, cũng không phải do từ trường, và cũng không phải vì sự ma sát với bầu khí quyển. Cho đến nay, NASA vẫn chưa tìm ra lý do.

Theo Wiliam Folkner, một thành viên của nhóm điều hướng Juno, đây là một thách thức. "Chúng ta không biết được sự phân bố khối lượng chính xác bên trong Sao Mộc, có thể nó không đồng nhất, nơi thì có nhiều carbon, nơi thì có nhiều hydro hơn, trọng lực ghi nhận được của tàu thăm dò do đó sẽ không giống nhau. Vì vậy, chúng ta không thể xác định được nguyên nhân sự bất thường trong quỹ đạo của Juno", Wiliam Folkner cho biết thêm.

Còn trong trường hợp các tàu thăm dò Galileo, Near, Cassini và Rosetta thì lại hơi khác, chúng cũng tăng tốc thêm vài mm/giây nhưng là trong quá trình tiến gần đến Trái Đất vào khoảng giữa các năm 1990 và 2010.

Theo Bill Folkner, đây chỉ là do trường hấp dẫn của Trái Đất, kèm theo là một lý do chính xác: các tàu thăm dò này đều sử dụng các tấm pin mặt trời, vĩnh viễn quay về phía Mặt Trời. Mặt sau của tấm pin do đó lạnh hơn nhiều nên có thể bị đóng băng. Và khi các tàu thăm dò tiến gần Trái Đất hơn, ánh sáng mặt trời sẽ làm tan băng của bảng điều khiển tạo nên một xung nhỏ làm tăng thêm vài milimét giây tốc độ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Sửng sốt trăng tròn in bóng trong hồ máu đỏ tựa sao Hỏa

Sửng sốt trăng tròn in bóng trong hồ máu đỏ tựa sao Hỏa

Bức ảnh này cho thấy hình ảnh lạ về mặt trăng tròn, gợi liên tưởng tới một hình ảnh mô phỏng cảnh đặc trưng như sao Hỏa.

Đăng ngày: 07/05/2018
Điều gì xảy ra nếu Mặt Trăng rơi xuống Trái Đất?

Điều gì xảy ra nếu Mặt Trăng rơi xuống Trái Đất?

Mặt Trăng sẽ vỡ tan trước khi rơi xuống Trái Đất, để lại hàng trăm nghìn thiên thạch trút xuống hành tinh và sóng thần cao hàng nghìn mét.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tên lửa siêu mạnh của SpaceX, thấy lo nhiều hơn thích

Tên lửa siêu mạnh của SpaceX, thấy lo nhiều hơn thích

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lo mấy quả tên lửa siêu mạnh của SpaceX sẽ gây nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 07/05/2018
Mặt trăng là nơi ở mới đầu tiên của con người ngoài Trái đất?

Mặt trăng là nơi ở mới đầu tiên của con người ngoài Trái đất?

Theo trang phys.org, phát hiện mới do nhóm nghiên cứu từ ĐH Tohoku, Nhật Bản công bố trên trang khoa học Science Advances.

Đăng ngày: 06/05/2018
Phát hiện ngoại hành tinh đầu tiên chứa heli

Phát hiện ngoại hành tinh đầu tiên chứa heli

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA để quan sát ngoại hành tinh WASP-107b.

Đăng ngày: 03/05/2018
Blue Origin phóng thử nghiệm thành công tàu du lịch không gian

Blue Origin phóng thử nghiệm thành công tàu du lịch không gian

Công ty vũ trụ tư nhân Blue Origin của tỷ phú người Mỹ Jeff Bezos phóng thử nghiệm thành công tàu du lịch không gian bằng tên lửa đẩy New Shepard tại bãi phóng ở gần thành phố Van Horn.

Đăng ngày: 02/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News