Đập thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động

Đập Ô Đông Đức sản xuất điện từ cả 12 máy phát hôm 16/6, cung cấp điện từ thung lũng Dương Tử ở miền tây nam tới những khu vực đông dân nhất trong nước.

Ô Đông Đức - đập thủy điện lớn thứ 7 trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trong nước ngày càng tăng đồng thời giảm lượng khí thải. Yang Zongli, giám đốc dự án xây đập, cho biết 12 turbine của trạm có thể giúp quốc gia đạt mục tiêu giảm ít nhất 65% lượng khí thải carbon dioxide từ mức năm 2005 vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060. Sau khi tất cả turbine đi vào hoạt động, nguồn cung cấp điện cho khu vực Quảng Đông - Hong Kong - Macau sẽ được đảm bảo.

Đập thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đi vào hoạt động
Đập Ô Đông Đức ở ranh giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. (Ảnh: Xinhua).

Trạm thủy điện Ô Đông Đức sẽ cung cấp trung bình 38,9 tỷ kilowatt giờ (KWH) điện một năm sau khi hoạt động hết công suất, tương đương đốt 12,2 triệu tấn than đá, giúp giảm 30,5 triệu tấn khí thải carbon dioxide. Chỉ riêng công suất điện một ngày của trạm đã đủ đáp ứng nhu cầu điện của 300.000 người trong một năm. Sau khi cụm máy phát điện đầu tiên bắt đầu chạy cuối vào tháng 6/2020, trạm sản xuất 24 tỷ KWH, đủ cấp cho thành phố 8,5 triệu người trong 8 tháng.

Đập Ô Đông Đức trị giá 18,7 tỷ USD bắc qua sông Kim Sa, nhánh thượng nguồn của sông Dương Tử, gần ranh giới giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Năm 2015, trước khi khởi công xây dựng, các nhà địa chất học và chuyên gia về nước cảnh báo xây đập ở khu vực dễ xảy ra động đất rất mạo hiểm và con đập có thể phá hủy sinh thái ở hạ lưu sông Dương Tử.

Với sức chứa tổng cộng 7,4 tỷ m3 nước, tương đương gần 3 triệu bể bơi Olympic, đập Ô Đông Đức được thiết kế để kiểm soát lũ lụt và giúp giao thông đường sông trở nên dễ dàng hơn. Lưu lượng xả lũ tối đa của đập có thể đạt 27.000m3 nước một giây, đủ để lấp đầy Tây Hồ tại Hằng Châu trong 7 phút.

Đây là con đập đầu tiên trong chuỗi 4 đập xuôi theo sông Kim Sa. Với chiều cao 270m, Ô Đông Đức là một trong những đập nước cao nhất thế giới, vượt xa đập Tam Hiệp ở cách đó 950km về phía đông (181m).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

Trung Quốc xây đài quan sát thiên văn lớn nhất châu Á

Trung Quốc đang xây dựng một đài quan sát thiên văn tầm cỡ thế giới, mở ra cánh cửa mới cho tham vọng khám phá không gian của nước này.

Đăng ngày: 17/06/2021
NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

NASA chế tạo kính viễn vọng không gian săn tiểu hành tinh

Kính viễn vọng không gian mới dự kiến phóng vào năm 2026, giúp bảo vệ Trái Đất khỏi những vật thể có khả năng gây nguy hiểm.

Đăng ngày: 15/06/2021
Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Dự án nhà máy khử muối tỷ đô ở biển Đỏ

Jordan có kế hoạch xây dựng một nhà máy khử muối khổng lồ ở Biển Đỏ để cung cấp nước uống trước tình hình hạn hán nghiêm trọng.

Đăng ngày: 14/06/2021
Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Khánh thành nhà máy nhiệt điện mặt trời đầu tiên ở Mỹ Latin

Sau 7 năm thi công, Chile hôm 8/6 đã hoàn tất xây dựng nhà máy nhiệt điện mặt trời khổng lồ Cerro Dominado trên sa mạc Atacama.

Đăng ngày: 10/06/2021
Khám phá

Khám phá "hầm tận thế" dự trữ gần 100.000 hạt giống ở Hàn Quốc

Các nhà nghiên cứu cảnh báo sự tuyệt chủng ở thực vật đang diễn ra với tốc độ đáng báo động.

Đăng ngày: 03/06/2021
Australia xây kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới

Australia xây kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới

Ngày 15/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã công bố khoản đầu tư trị giá 387 triệu AUD (310 triệu USD) để thực hiện dự án kính thiên văn vô tuyến Square Kilometre Array (SKA).

Đăng ngày: 16/04/2021
Dự án xây 10 đảo nhân tạo tích trữ nhiệt năng

Dự án xây 10 đảo nhân tạo tích trữ nhiệt năng

Mỗi đảo nhân tạo có đường kính 225 m, chứa được 10 triệu m3 nước và hoạt động giống một khối pin nhiệt khổng lồ.

Đăng ngày: 20/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News