Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công

Hành tinh mà nhân loại đang hy vọng đặt chân đến nhất có thể là một miền đất vô cùng "xui xẻo".

Theo Live Science, các nhà khoa học đã khám phá hơn 33.000 vật thể có thể áp sát địa cầu và có xác suất gây nguy hiểm vào thời điểm nào đó trong tương lai - điều thúc đẩy các cơ quan vũ trụ tăng tốc trong các sứ mệnh phòng thủ hành tinh.

Thế nhưng, người láng giềng mang tên sao Hỏa của chúng ta có thể còn "xui xẻo" hơn tới 2,6 lần.


Một miệng hố va chạm tương đối trẻ được tàu quỹ đạo của NASA chụp được - (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Theo một nghiên cứu quốc tế mới đây, xác suất tiểu hành tinh và các dạng thiên thạch nhỏ lẻ khác va chạm với sao Hỏa là gấp đôi hành tinh của chúng ta.

Đồng tác giả nghiên cứu Yufan Fane Zhou từ Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) giải thích điều này là do sao Hỏa nằm ngay cạnh một vành đai tiểu hành tinh lớn, thứ ngăn cách thế giới này với gã khổng lồ khí sao Mộc.

Họ đặt tên cho các vật thể có thể đến gần hành tinh đỏ và gây nguy hiểm là “CAPHA”.

Để xác định số lượng CAPHA của sao Hỏa, nhóm nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính mô phỏng chuyển động của tất cả 8 hành tinh trong Thái Dương hệ và khoảng 11.000 tiểu hành tinh được chọn ngẫu nhiên trong hơn 100 triệu năm.

Sau đó, xem xét khoảng cách của mỗi tiểu hành tinh với 6 khoảng trống đã biết - các khu vực ít tiểu hành tinh trong vành đai chính nơi đá chạy trốn có khả năng trượt ra ngoài, nhóm nghiên cứu đã phân loại khoảng 10.000 tiểu hành tinh là “gần khoảng trống”.

Trong quá trình mô phỏng, các nhà nghiên cứu đã làm cho các tiểu hành tinh ở khoảng cách gần trôi đi hoặc hướng về phía ngôi sao mẹ của chúng ta.

Sự trôi dạt này phát sinh do hiệu ứng Yarkovsky, một lực được tạo ra khi bề mặt có ánh nắng của các tiểu hành tinh phát lại năng lượng mà chúng nhận được, hoạt động giống như các máy đẩy mini.

Việc mô phỏng sự trôi dạt này là rất quan trọng vì trải qua hàng thiên niên kỷ, nó khiến các tiểu hành tinh ở gần khoảng trống uốn khúc vào các khoảng trống.

Khi đến đó, lực hấp dẫn định kỳ từ sao Mộc hoặc sao Thổ làm cong đường đi của các tiểu hành tinh này, khiến chúng có nguy cơ va chạm với các hành tinh ở khu vực phía trong của hệ Mặt Trời - nơi trú ngụ của 4 hành tinh đá sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa.

Các mô phỏng cũng tiết lộ rằng mỗi năm có khoảng 52 tiểu hành tinh lớn di chuyển đến gần sao Hỏa một cách nguy hiểm - gấp khoảng 2,6 lần so với khoảng 20 tiểu hành tinh tiếp cận Trái đất hàng năm.

Các sứ mệnh của NASA có thể đã chứng kiến một số tác động dạng này. Ví dụ, vụ va chạm ngày 24-12-2021 gây ra trận động đất mạnh 4 độ được tàu đổ bộ Mars InSight thu được.

Mặc dù đây là tin xấu cho các sứ mệnh chinh phục hay thậm chí là xây căn cứ sao Hỏa được NASA và nhiều cơ quan vũ trụ khác kỳ vọng, song nó cũng giúp hiểu thêm về sự hình thành của khu vực phía trong Hệ Mặt trời.

Ngoài ra, đó cũng là lời cảnh báo cho thấy các cơ quan vũ trụ nên có sự tính toán nhằm bảo vệ các tàu vũ trụ - nhất là các tàu có phi hành đoàn trong tương lai - khi tiếp cận thế giới dễ hứng chịu các cuộc tấn công bất ngờ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA sẽ livestream tàu vũ trụ đâm vào tiểu hành tinh

NASA mời thế giới theo dõi sự kiện thử nghiệm đâm tàu vũ trụ để chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) không va với Trái đất, lúc 6h14 ngày 27/9 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 24/05/2025
Khi nào con người mới có thể làm chủ và sử dụng được phản vật chất?

Khi nào con người mới có thể làm chủ và sử dụng được phản vật chất?

Khoa học hiện đại tin rằng chỉ cần một chút phản vật chất cũng có thể giải phóng năng lượng khổng lồ, đây cũng được coi là nguồn năng lượng lý tưởng và hoàn hảo nhất.

Đăng ngày: 24/05/2025
Chòm sao Orion: Mối liên hệ bí ẩn giữa nền văn minh liên sao và nền văn minh nhân loại cổ đại

Chòm sao Orion: Mối liên hệ bí ẩn giữa nền văn minh liên sao và nền văn minh nhân loại cổ đại

Nhìn lên bầu trời đêm, ta dễ dàng nhận ra chòm sao Orion - một chòm sao nổi bật với hình dạng lấp lánh như viên kim cương.

Đăng ngày: 23/05/2025
Tập bản đồ Mặt trăng cực chi tiết đầu tiên trên thế giới

Tập bản đồ Mặt trăng cực chi tiết đầu tiên trên thế giới

Trước khi con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng, Johannes Hevelius đã công bố tập bản đồ Mặt trăng chi tiết đến từng miệng núi lửa.

Đăng ngày: 23/05/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 23/05/2025
Một cấu trúc khổng lồ ẩn giấu trong không gian sâu thẳm đang thách thức hiểu biết của con người về vũ trụ

Một cấu trúc khổng lồ ẩn giấu trong không gian sâu thẳm đang thách thức hiểu biết của con người về vũ trụ

Một cấu trúc khổng lồ trong vũ trụ xa xôi đang thách thức sự hiểu biết của con người về cách vũ trụ phát triển.

Đăng ngày: 23/05/2025
Thiên thạch xóa sổ khủng long từng tạo sóng thần cao 4,5km

Thiên thạch xóa sổ khủng long từng tạo sóng thần cao 4,5km

Tiểu hành tinh xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm từng tạo ra sóng thần cao hàng kilomet trên vịnh Mexico, nghiên cứu công bố hôm 4/10 trên tạp chí AGU Advances.

Đăng ngày: 23/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News