Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế

Núi lửa Fuego tại Guatemala đã tạo ra một thảm họa hết sức khủng khiếp.

Theo ghi nhận ở thời điểm hiện tại, thì thảm họa núi lửa Fuego tại Guatemala ngày 3/6 vừa qua đã khiến ít nhất 62 người chết, 3000 người phải đi sơ tán, và 1,7 triệu người bị ảnh hưởng. Đây là một trong những thảm họa núi lửa lớn nhất trong nhiều năm qua.

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế
Núi lửa Fuego tại Guatemala phun trào.

Với một vụ phun trào núi lửa, sẽ có 2 yếu tố gây nguy hiểm, đó là tro bụi và dòng dung nham. Tuy nhiên trong 2 yếu tố này, dung nham là thứ gây nguy hiểm hơn cả - ít nhất là trong thảm họa Fuego lần này, khi nó là nguyên nhân chính gây ra những cái chết thương tâm.

Nhìn dung nham chảy rất chậm, nhưng tại sao nó nguy hiểm đến thế?

Có thể thấy dung nham đã có dấu hiệu từ rất xa, với những làn khói trắng bay lên. Cộng thêm tốc độ rất chậm, nên ai cũng có thể tránh được.

Nhưng nhìn thì vậy thôi, chứ nó... hại không tưởng. Những người trong video phải nói là rất may mắn khi vừa thoát chết trong gang tấc.

Theo Dave McGarvie - chuyên gia núi lửa thuộc ĐH Hull (Anh) lý giải, thì dòng dung nham chỉ là một tên gọi. Nó thực chất là sự kết hợp của đá nóng chảy, khí nóng, và gas độc núi lửa.

Nhiệt độ của số khí nóng này có thể lên tới 600°C. Và nhìn thì chậm thế thôi, chứ dung nham có thể di chuyển cực kỳ nhanh trên các địa hình dốc, với tốc độ từ 100 - 300km/h, thậm chí lên tới hơn 700km/h.

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế
Cột khói khi dung nham tràn xuống.

Nhưng chưa hết! Do mật độ nặng, chúng tạo ra quán tính đủ để leo dốc trên các thung lũng hoặc sườn núi. Trong đó thảm họa nhất là trường hợp đầu tiên, vì các thành phố dưới thung lũng chỉ có con đường độc đạo để ra vào, và dung nham lại bịt mất nó.

Một thảm họa do thiếu hiểu biết

McGarvie cho biết, điều khiến ông ngạc nhiên nhất là mọi người khi nhìn thấy khói dung nham thì đứng lại để chụp hình. Dù đó là một hiện tượng khá thú vị, nhưng việc nên làm là chạy càng xa càng tốt, nhất là khi đám khói ấy đang có xu hướng sà xuống chỗ bạn đang đứng.

Điều này chứng tỏ rằng nếu như người dân quanh Fuego được cung cấp đủ thông tin hơn về núi lửa, có thể thiệt hại về người đã không xảy ra, hoặc chí ít con số cũng giảm đi rất nhiều.

Trên thực tế, núi lửa Fuego trong nhiều năm gần đây cũng bắt đầu hoạt động âm ỉ, nhưng một thảm họa ở cấp độ này thì gần như rất hiếm khi xảy ra. Nó khiến cho nhà chức trách cũng rơi vào tình cảnh không kém phần khó xử.

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế
Trên thực tế, núi lửa Fuego trong nhiều năm gần đây cũng bắt đầu hoạt động âm ỉ.

Nếu như lập ra vành đai an toàn quanh núi lửa, các cư dân sẽ phải di tản từ rất sớm. Mà trong trường hợp tệ nhất, họ sẽ phải đợi hàng thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ để chờ núi lửa phun mà chẳng có gì xảy ra. Trong khi đó, tài nguyên đất đai quanh núi lửa là rất màu mỡ, ai mà cầm lòng được?

Những sự cố chết người

Một trong những ví dụ khủng khiếp nhất về thảm họa do dung nham gây ra, đó là sự kiện núi lửa Pelée trên đảo Martinique phun trào vào tháng 5/1902. Dòng dung nham khi ấy đã chôn vùi thị trấn Sain-Pierre, khiến 30.000 người thiệt mạng. Chỉ một số ít còn sống, trong đó có 1 tù nhân.

Thị trấn Pompeii và núi Vesuvius cũng là ví dụ rất điển hình về thảm họa do núi lửa gây ra. Nêu vậy để thấy rằng sự kiện núi Fuego lần này không phải là thảm họa duy nhất liên quan đến núi lửa trong lịch sử của con người.

Đây là lý do vì sao thảm họa núi lửa Guatemala lại kinh khủng đến như thế
Thảm họa Pompeii.

Nhưng vấn đề là ở chỗ bài học rút ra sau đó chỉ như gió thoảng mây bay thôi. Lý do là vì như núi Vesuvius, đợt phun trào gần nhất của nó là... 700 năm trước - tức là quá lâu rồi.

Theo các chuyên gia về núi lửa, tần suất của một lần phun trào có thể là 1 lần trong hàng thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ. Chẳng ai có thể đứng ra làm nhân chứng sống cho những thảm họa như vậy được hết.

Nghịch lý thay, một thời gian sau khi núi lửa phun, các vùng đất xung quanh trở nên hết sức màu mỡ. Cư dân sẽ lại tiếp tục đến sinh sống, để rồi vài trăm, hoặc vài ngàn năm sau, con cháu của họ lại một lần nữa tháo chạy, để lại đằng sau những người thiếu may mắn hơn ngã xuống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Đèn giao thông bị nung chảy trong nắng nóng 50 độ C ở Mexico

Thành phố Mexico City trải qua ngày nóng nhất trong vòng 99 năm qua hôm 30/5 với nhiệt độ đo được là 31,7 độ C, đánh bại kỷ lục 31,2 độ C của năm 1919, theo Strange Sounds.

Đăng ngày: 06/06/2018
Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Đám mây như bàn tay vươn xuống mặt đất

Louise Taylor dùng điện thoại chụp lại đám mây trông giống bàn tay khổng lồ ở gần làng Tore, cao nguyên Scotland, Sun hôm 5/6 đưa tin.

Đăng ngày: 06/06/2018
Biến nhựa thành xăng dầu: Giải pháp 2 trong 1 cho vấn đề chất thải nhựa

Biến nhựa thành xăng dầu: Giải pháp 2 trong 1 cho vấn đề chất thải nhựa

Ô nhiễm từ rác thải nhựa, nylon và cạn kiệt dầu mỏ là hai trong số nhiều vấn đề con người đang phải đối mặt.

Đăng ngày: 06/06/2018
Bão số 2 gây mưa rào và dông, kèm lốc xoáy, gió giật cấp 10

Bão số 2 gây mưa rào và dông, kèm lốc xoáy, gió giật cấp 10

Hồi 07 giờ ngày 06/6, vị trí tâm bão số 2 (cơn bão EWINIAR) ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu.

Đăng ngày: 06/06/2018
Các cơn bão năm nay có sức tàn phá hơn những năm trước?

Các cơn bão năm nay có sức tàn phá hơn những năm trước?

Mùa bão Đại Tây Dương 2018 đã đến, những cơn bão đầu mùa có thể là dấu hiệu cho thấy bão năm nay sẽ mạnh hơn nhiều.

Đăng ngày: 06/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News