Đồng hồ ngày tận thế nhích thêm 10 giây

Do mối đe dọa từ chiến tranh Nga – Ukraine, năm nay đồng hồ ngày tận thế được điều chỉnh chỉ cách mốc nửa đêm 90 giây.

Vào 22 giờ ngày 24/1 theo giờ Hà Nội, Bản tin các nhà khoa học nguyên tử (BAS) thông báo dịch chuyển kim phút của đồng hồ ngày tận thế tới gần nửa đêm hơn trước đây, đánh dấu thay đổi đầu tiên về mốc thời gian trong 3 năm qua. Hiện nay, đồng hồ ngày tận thế được đặt ở mốc 90 giây trước nửa đêm. Chưa bao giờ trong lịch sử 76 năm tồn tại của đồng hồ ngày tận thế, nhân loại tiến đến gần thảm họa toàn cầu đến vậy.

Đồng hồ ngày tận thế nhích thêm 10 giây
Đồng hồ ngày tận thế được cập nhật sau khi giữ nguyên mốc 100 giây trước nửa đêm trong 3 năm liên tiếp. (Ảnh: BAS).

Đồng hồ ngày tận thế được giới thiệu lần đầu tiên khi bắt đầu Chiến tranh Lạnh vào năm 1947 và cài ở mốc 7 phút trước nửa đêm. Mỗi năm, các thành viên của Hội đồng Khoa học và An ninh thuộc (BAS) sẽ điều chỉnh thời gian để phản ánh những sự kiện của năm ngoái đẩy nhân loại tới gần hay ra xa nguy cơ hủy diệt. Đồng hồ ngày tận thế ngày nay được dùng để cảnh báo mối đe dọa với thế giới đến từ tất cả vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu... Năm 2020, đồng hồ đặt ở mốc 100 giây trước nửa đêm, mốc gần nhất từ trước tới nay. Trong hai năm qua, đồng hồ vẫn dừng ở mốc này.

"Năm nay, BAS dịch chuyển kim phút của đồng hồ ngày tận thế về phía trước do những mối đe dọa từ chiến tranh ở Ukraine. Đồng hồ hiện nay ở mốc 90 giây trước nửa đêm, gần nhất với thảm họa toàn cầu từ trước tới nay", BAS cho biết.

Thông báo được công bố lần đầu tiên bằng cả tiếng Anh, tiếng Ukraine và tiếng Nga với hy vọng cảnh báo sẽ thu hút sự chú ý ở các quốc gia liên quan tới chiến sự, theo Rachel Bronson, giám đốc điều hành BAS.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình tượng loài thỏ trong các nền văn hóa thế giới

Hình tượng loài thỏ trong các nền văn hóa thế giới

Các quan niệm về " con thỏ" và "chân thỏ" này thường xuất hiện trong nền văn hóa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong văn hóa Trung Quốc, từ "con thỏ" được coi là một biểu tượng của may mắn và sự giàu có.

Đăng ngày: 25/01/2023
Maneki-neko: Tượng mèo may mắn nổi tiếng của Nhật Bản và câu chuyện ít người biết về nguồn gốc ra đời

Maneki-neko: Tượng mèo may mắn nổi tiếng của Nhật Bản và câu chuyện ít người biết về nguồn gốc ra đời

Ngày nay, maneki-neko đã có mặt ở khắp nơi trên toàn thế giới nhưng ít ai biết rằng biểu tượng may mắn này của đất nước Nhật Bản có từ thế kỷ 17 và phía sau đó là một câu chuyện cực kỳ thú vị.

Đăng ngày: 24/01/2023
Lời giải cho câu hỏi 500 năm tuổi của Leonardo da Vinci

Lời giải cho câu hỏi 500 năm tuổi của Leonardo da Vinci

Một nghịch lý bí ẩn về chất lỏng được Leonardo da Vinci đặt ra khiến các nhà khoa học bối rối trong nhiều thế kỷ. Giờ đây chúng ta đã có câu trả lời.

Đăng ngày: 23/01/2023
Những món bánh truyền thống dịp đầu năm của các nước châu Á

Những món bánh truyền thống dịp đầu năm của các nước châu Á

Tết là một dịp lễ quan trọng đối với nhiều quốc gia châu Á. Mỗi nơi có những món ăn truyền thống độc đáo riêng và mang ý nghĩa cho ước nguyện một năm mới viên mãn và hạnh phúc.

Đăng ngày: 23/01/2023
Sự thật ít người biết về loại phô mai gây tranh cãi

Sự thật ít người biết về loại phô mai gây tranh cãi

Có một sự thật ít ai biết đến về phô mai Parmesan nổi tiếng, đang gây sốt cho người tiêu dùng và lan truyền cực chóng mặt trong thời gian qua.

Đăng ngày: 22/01/2023
Top 3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc

Top 3 món rau củ ý nghĩa ngày đầu năm của người Trung Quốc

Với người Trung Quốc, 3 món rau củ tượng trưng cho sự giàu sang, trường thọ, may mắn và sum họp trong bàn tiệc đầu năm là: Xà lách, cải thìa và cải xanh.

Đăng ngày: 22/01/2023
Những điều thú vị về nghi lễ cầu may ở các quốc gia châu Á

Những điều thú vị về nghi lễ cầu may ở các quốc gia châu Á

Việc cầu may là một phong tục cổ truyền đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều quốc gia châu Á, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Đăng ngày: 22/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News