Động tác ngồi đơn giản khi ăn giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ, ở đâu cũng thực hiện được

Khi ăn, người Nhật thường không ngồi trên ghế mà chọn ngồi ăn trên sàn nhà với tư thế quỳ. Họ giữ tư thế này ngay cả khi ăn ở nhà hoặc trong các nhà hàng 5 sao cao cấp. Trên thực tế, tư thế này không chỉ giúp tiết kiệm không gian mà còn có tác dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe con người.


Tư thế này giúp bạn tăng cường các cơ ở bụng, ngăn ngừa đầy hơi.

1. Cải thiện tiêu hóa

Người Nhật cho rằng tư thế ngồi khoanh chân trên sàn nhà và khoan thai ăn uống giống như một bài tập yoga. Ở tư thế này, bạn cúi người về phía trước để lấy thức ăn, sau đó quay trở lại tư thế ban đầu để nhai, nghiền thức ăn. Tư thế này giúp bạn tăng cường các cơ ở bụng, ngăn ngừa đầy hơi.

2. Hỗ trợ giảm cân

Dây thần kinh phế vị sẽ hoạt động tốt hơn nếu ngồi ăn trên sàn nhà. Cụ thể, khi hệ tiêu hóa của bạn tiết ra một loại hormone gọi là leptin, nó sẽ gửi tín hiệu đến dây thần kinh phế vị rằng bạn đã no. Từ đó, chức năng của dây thần kinh này sẽ ngăn bạn ăn thêm, hạn chế tăng cân.

3. Hoạt động linh hoạt hơn

Lưng của bạn sẽ bị đau, kéo theo các đĩa đệm ở cột sống căng cứng nếu ngồi trên ghế khá lâu, trong khi đó, đầu gối và hông có thể được kéo căng nếu ngồi trên sàn. Ở tư thế này, bạn ngồi cao hơn, cơ thể không bị chùng xuống, làm vai và lưng khỏe hơn.

4. Kéo dài tuổi thọ

Trong quan điểm của người Nhật, ngồi trên sàn nhà trong khi ăn và đứng dậy nhiều lần trong ngày chính là cách vận động đơn giản nhất để kéo dài tuổi thọ.

5. Giữ các khớp được trơn tru

Khi ngồi trên sàn, bạn được phép duỗi hông và mắt cá chân, giúp các khớp trở nên linh hoạt hơn trong khi đó nếu ngồi lâu trên ghế, hông sẽ bị căng cứng.

6. Cải thiện tư thế

Nếu ngồi trên một chiếc ghế không thoải mái, cơ thể bạn sẽ phải chịu áp lực theo chiếc ghế. Còn nếu ngồi trên sàn nhà, bạn có thể tự do làm chủ cơ thể mình. Tuy nhiên, tránh thả lỏng người quá nhiều dẫn đến bị đau lưng, tốt hơn hết, bạn nên cố gắng thẳng lưng nhiều nhất có thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng

Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Đăng ngày: 10/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe

Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News