Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt

Ustyurt nằm ở Trung Á, trải rộng qua Kazakhstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Lượng mưa hàng năm ở đây chỉ 120mm, nhiệt độ cực đoan dao động từ 40oC đến âm 40oC, không thích hợp cho con người sinh sống.

Song cũng tại Ustyurt, xuất hiện một loạt di tích cổ xưa như tường thành dài rộng. Nhìn từ trên cao, chúng hao hao hình cánh diều.

Sa mạc muối tuyệt sắc

Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt
Ustyurt trống trải nhưng đẹp lung linh.

Ustyurt rộng 200.000km2, độ cao trung bình 150m và điểm cao nhất 370m. Nó tọa lạc giữa biển Caspi và biển Aral, là vùng đất cực kỳ xa xôi, hoang vắng.

Khoảng 21 triệu năm trước, Ustyurt chìm dưới biển Tethys (đại dương cổ hình thành biển Đen, Aral và Caspi ngày nay). Hoạt động địa chất dần đẩy nó lên cao, lưu lại lớp muối dày.

Trải qua hàng chục triệu năm, bề mặt Ustyurt bị thời tiết tác động. Các vách đá vôi hiện ra, mòn đi, phô bày tạo hình kỳ dị. Bên dưới chúng, những vựa muối khổng lồ và hồ nước nông xuất hiện.

Mùa hè, nhiệt độ ở Ustyurt lên đến 40oC. Nắng thiêu đốt mặt đất, khiến bề mặt muối khô rang, trắng xóa. Trong sớm bình minh, Ustyurt như biển tinh thể muối lấp lánh, tươi xinh. Dưới ánh hoàng hôn, nó nhuốm sắc đỏ mị hoặc.

Trên các sườn núi trắng như phấn, rải rác xương, răng cá mập, vỏ và hóa thạch sinh vật biển. Tại khu vực giàu đất sét, khung cảnh Ustyurt là những đồi núi trống trơn màu rỉ sét. Chúng không lộng lẫy bằng đồi núi muối, nhưng vẫn có nét hấp dẫn riêng.

Mùa đông, Ustyurt có thể xuống - 42oC. Giữa nhiệt độ lạnh khắc nghiệt, cảnh quan của nó vẫn đẹp mê hồn.

“Cánh diều sa mạc”

Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt
Cánh diều sa mạc nhiều khả năng là bẫy thú, dùng bắt động vật móng guốc hoang dã.

Lượng mưa ở Ustyurt chỉ 120 mm/năm. Với bề mặt muối và độ ẩm quá thấp, nó không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, trừ một số “cao thủ sinh tồn” như xương rồng, xô thơm, cỏ muối…

Tuy trải rộng qua 3 quốc gia, Ustyurt chỉ có vài bộ lạc du mục chọn làm nơi mưu sinh. Năm 1920, trong lúc bay ngang Trung Đông, các phi công quân sự Anh và Pháp chứng kiến cảnh tượng bất ngờ dưới mặt đất.

Đó là một loạt các cấu trúc kỳ vĩ, bao gồm 2 hoặc nhiều hàng đá lớn, dẫn tới vòng tròn đá khổng lồ. Từ trên cao, trông chúng từa tựa hình mũi tên và con diều, được đặt tên Cánh diều Sa mạc (Desert Kites).

Năm 1952, nhà khảo cổ kiêm dân tộc học người Nga - Sergey Tolstov ghé Ustyurt, tận mắt chứng kiến “cánh diều sa mạc” và xác định niên đại. Ông báo cáo, chúng đã trên 2.000 tuổi, được xếp bằng đá địa phương.

Đối với khu vực Trung Đông, “cánh diều sa mạc” là công trình cổ quen thuộc. Nó xuất hiện rải rác khắp Levant, Ả-rập Xê-út, Armenia, Yemen… ước đoán có tổng cộng 5.800 cái.

Kích thước từng “cánh diều sa mạc” lớn, nhỏ khác nhau, nhưng hình thức xây dựng thì tương tự. Đó là dùng đất, đá đắp, xếp cao lên. Giới khảo cổ suy đoán, “cánh diều sa mạc” là nhà ở hoặc chuồng quây gia súc.

Bẫy động vật?

Giải mã “cánh diều sa mạc” trên cao nguyên Ustyurt
Di tích “cánh diều sa mạc” rải rác khắp Ustyurt.

Các “cánh diều sa mạc” của Ustyurt sở hữu đường bao đá dài từ nửa dặm trở lên (trên 0,8km). Nhiều đoạn trên đường bao đã bị sụp đổ, đá vỡ vụn, lẫn lộn với các viên đá xung quanh và biến mất. Phần lớn các đoạn còn tồn tại cũng chỉ cao khoảng 30cm.

Sau khi kiểm tra một số “cánh diều”, Tolstov phát hiện có cái vẫn được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XX. Tuy nhiên, người ta không dùng nó để ở hay nhốt gia súc, mà bẫy thú.

Cao nguyên Ustyurt nằm trên đường di cư của nhiều động vật hoang dã Trung Á như lừa, cừu, linh dương… Cuối mùa hè, chúng ào ạt kéo nhau băng các khu vực đầy rẫy “cánh diều”.

Theo Tolstov, thời cổ đại, Ustyurt cũng là điểm chăn thả của các bộ lạc du mục. Cư dân cổ đại cố ý chồng đá thành các cấu trúc có lối dẫn và vòng bao vây, lùa các loại móng guốc vào đây, bắt làm thức ăn.

Chí ít, Ustyurt cũng là địa điểm săn thú yêu thích của người du mục địa phương từ thời kỳ đồ sắt đến đầu thế kỷ XX. Khoảng 25 năm trở về trước, Ustyurt vẫn có hàng chục nghìn con linh dương saiga chạy qua.

“Ban đầu, các thợ săn không lạm sát mà chỉ bắt vừa đủ ăn”, nhà khảo cổ Andrey Astafyev (Kazakhstan) cho biết. Cuộc sống hoang dã của Ustyurt chỉ xấu đi khi bước vào thập niên 1990, thời kỳ Liên bang Xô Viết sụp đổ và khu vực Trung Á bị tác động nặng nề. Nhiều người lao động rơi vào tình cảnh thất nghiệp, chuyển sang săn bắt thú (đặc biệt là sừng linh dương saiga), buôn lậu kiếm sống.

Ngày nay, Ustyurt siết chặt hoạt động bảo tồn. Trong Khu Bảo tồn Tự nhiên Ustyurt (Ustyurt Nature Reserve) thuộc Kazakhstan, gần 300 loài động – thực vật được bảo vệ nghiêm ngặt.

Gần đây, Kazakhstan hợp tác với Uzbekistan, quyết liệt cứu linh dương saiga đang trên đà tuyệt chủng. Những “cánh diều sa mạc” không còn được sử dụng, tiếp tục tự vỡ vụn. Ngay cả những chiếc còn kiên cố cũng không bẫy được gì ngoài nắng gió thảo nguyên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nếu nghĩ rằng con người đang đứng đầu chuỗi thức ăn, bạn có thể đã nhầm

Nếu nghĩ rằng con người đang đứng đầu chuỗi thức ăn, bạn có thể đã nhầm

Nếu chúng ta ăn thịt của động vật ăn thịt hàng đầu, điều đó có nghĩa là con người đứng đầu chuỗi thức ăn? Điều này phụ thuộc vào định nghĩa của chúng ta về động vật ăn thịt.

Đăng ngày: 17/12/2021
Tới xem tảng đá hình đĩa bay trên núi, chuyên gia kinh ngạc:

Tới xem tảng đá hình đĩa bay trên núi, chuyên gia kinh ngạc: "Của hiếm" đang được săn lùng

Theo các chuyên gia, mảnh vỡ hình đĩa này được làm từ vật liệu vô cùng đặc biệt.

Đăng ngày: 17/12/2021
Cận cảnh quả địa cầu 500 năm tuổi mô tả thế giới trước khi phát hiện Australia

Cận cảnh quả địa cầu 500 năm tuổi mô tả thế giới trước khi phát hiện Australia

Quả địa cầu từ thế kỷ 16 mô tả thế giới trước khi phát hiện ra Australia là một trong những quả địa cầu lâu đời nhất thế giới.

Đăng ngày: 17/12/2021
Những hình ảnh kỳ bí nhất trên Google Maps khiến ai cũng tưởng ảnh chụp ở hành tinh khác

Những hình ảnh kỳ bí nhất trên Google Maps khiến ai cũng tưởng ảnh chụp ở hành tinh khác

Đâu đó trong số vô vàn hình ảnh trên Google Maps, có một số ảnh rất kỳ lạ, hoặc rất ấn tượng, hoặc thậm chí rất “rùng mình”, như thể không phải ở trên Trái Đất.

Đăng ngày: 16/12/2021
Những thông tin thú vị về Chile khiến bạn phải ngạc nhiên

Những thông tin thú vị về Chile khiến bạn phải ngạc nhiên

Chile được mệnh danh là thiên đường du lịch ở Nam Mỹ với những cảnh đẹp và nhiều điều bất ngờ thú vị.

Đăng ngày: 16/12/2021
Sự thật về perovskite - Vật liệu kỳ diệu vượt trội so với silicon hiện nay

Sự thật về perovskite - Vật liệu kỳ diệu vượt trội so với silicon hiện nay

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra những đặc tính bí ẩn của perovskite - thứ được gọi là “vật liệu thần kỳ”.

Đăng ngày: 16/12/2021
Những loại đá quý khiến kim cương cũng trở nên... bình dân

Những loại đá quý khiến kim cương cũng trở nên... bình dân

Kim cương từ lâu đã được coi là loại đá quý hàng " tối thượng", được con người nâng niu trân trọng, thước đo cho địa vị và giàu sang.

Đăng ngày: 16/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News