Giải mã hành vi voi mẹ quấn xác con theo mình nhiều ngày
Hình ảnh một con voi cái châu Phi dùng vòi cuốn lấy xác voi con rồi tha đi khắp nơi trong nhiều ngày sau đó khiến nhiều người thương cảm.
Những bức ảnh được các nhân viên của Twyfelfontein Country Lodge nằm trong Khu bảo tồn Twyfelfontein Uibasen, thuộc thung lũng Huab ở vùng Kunene của Namibia ghi lại.
Voi mẹ cuốn chặt xác con nhiều ngày rồi đưa đi khắp nơi - (Ảnh: PHILIP SHILONGO)
Hình ảnh cho thấy con voi mẹ đang dùng chiếc vòi của mình quấn lấy thi thể voi con, lững thững bước đi khắp vùng đồng cỏ.
William Stegmann, một cán bộ tại Twyfelfontein Country Lodge, chia sẻ voi mẹ Rosy sinh con vào ngày 27-10-2022. Rosy cũng là đầu đàn của một nhóm voi sống ở khu vực này.
Ngay khi sinh ra, voi con đã không khỏe lắm và phải vật lộn để theo kịp đàn của mình khi phải đi một quãng đường dài để đến nơi có nước uống. Chỉ một ngày sau khi sinh, voi con đã chết.
Các nhân viên tại Twyfelfontein Country Lodge đã thấy voi mẹ quấn lấy xác voi con, tha đi khắp nơi cùng đàn của mình và chỉ đặt con xuống khi cần phải ăn. Voi mẹ cũng ăn ít hơn. Trong suốt hai ngày sau đó, voi mẹ không rời xác con.
Mối quan hệ giữa voi mẹ và voi con kéo dài từ khi mang thai, nuôi con cho đến khi voi con có khả năng tự sinh tồn - (Ảnh: IUCN)
Hành vi mang xác con đi theo cũng đã từng được thấy ở loài voi châu Á. Những hành vi này tương tự ở động vật linh trưởng, dường như làm tiêu tan niềm tin phổ biến rằng chỉ con người mới nhận thức được cái chết.
Tuy nhiên, cơ chế hoặc động cơ để con mẹ mang xác con vẫn chưa được khoa học hiểu đầy đủ.
Theo các nhà khoa học, phản ứng đau buồn của voi mẹ có thể là do sự kết hợp của thực tế là voi có thời gian mang thai rất dài (22 tháng), khiến chúng dành rất nhiều cảm xúc vào con non.
Bộ não lớn, trí thông minh và tính xã hội của chúng cũng có thể giúp chúng "hiểu" được cái chết ở một mức độ nào đó.
Voi vốn là loài sinh vật cực kỳ thông minh và có tính xã hội cao. Chúng thường sống theo đàn với những con cái lãnh đạo. Cho đến nay, chúng là một trong số ít loài động vật biết cách sử dụng các công cụ - một dấu hiệu rõ ràng về trí thông minh, và nhận ra mình trong gương - điều mà chỉ có vượn và cá heo làm được. Theo giáo sư giải phẫu thần kinh và giao tiếp động vật Bob Jacobs (Đại học Colorado, Mỹ), loài động vật này có cùng cấu trúc thần kinh cơ bản với con người: chúng có cấu trúc cortico-limbic trong não liên quan đến cảm xúc tương tự như con người. Mặc dù chúng ta không bao giờ có thể biết chính xác những suy nghĩ/cảm xúc trong não voi, nhưng có lý do để giả định rằng động vật có vú này cũng cảm thấy buồn vui, đau đớn tùy theo hoàn cảnh tương tự như những gì con người cảm thấy. |

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!
Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.
